Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 46: Nội dung TPP có gì cần lưu ý?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 46: Nội dung TPP có gì cần lưu ý?

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Toàn văn hiệp định TPP đã được công bố. Có những kỳ vọng dường như đã không được thỏa mãn nhưng cũng có những lo lắng rốt cuộc đã được giải tỏa nhiều phần. “Nội dung TPP có gì cần lưu ý?” là bài viết của tác giả Trang Nguyễn trên TBKTSG số ra ngày thứ Năm, 12-11-2015, xin giới thiệu với bạn đọc.

Các bài viết theo dòng thời sự khác trên số báo này gồm:

Nặng nợ do thủ tục (Mục Ý kiến): Thủ tục hành chính đã trở thành gánh nặng lớn, trả giá cho nó không chỉ có người dân, doanh nghiệp mà cả chính các cơ quan quản lý nhà nước.

Hội nhập: trông vào Nhà nước, lo vì Nhà nước (Trần Phi Tuấn): Trước hội nhập, nội lực của kinh tế Việt Nam cả trước mắt lẫn tiềm năng đều có giới hạn, “trừ khi có các đột phá về kinh tế nhưng đột phá đó chưa xuất hiện", theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Chi ngân sách nhìn từ việc xây trụ sở (Phan Minh Ngọc): Để hợp pháp hóa và xin được tiền ngân sách thì việc đầu tiên là phải làm cho việc chi tiêu này trở nên quan trọng, không thể không chi…

Lãi suất tăng, điều tất yếu… vô lý (Hoàng Xuân Huy): Bài toán giảm lãi suất có khá nhiều biến số phức tạp đòi hỏi cơ quan điều hành thị trường phải có những lời giải phù hợp.

Giảm khoảng cách giàu- nghèo: bao giờ? (Sa Nam): Con số tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người theo báo cáo của Chính phủ chưa hẳn là “điểm sáng” nếu nhìn sâu vào đằng sau nó. Mức độ bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm người dân đang gia tăng đến mức đáng lo ngại.

Giàu nghèo và chính sách (Nguyễn Vũ):… Điều làm nên tính chính đáng của Nhà nước là những nỗ lực không ngừng nghỉ để làm sao mọi người dân có quyền thụ hưởng một cách công bằng những thành quả của phát triển. Trong đó, chính sách hướng đến hỗ trợ cho người nghèo, cho những giới dễ bị tổn thương trong xã hội là trụ cột của các nỗ lực đó.

Nhóm lợi ích đang chi phối quyết định của Nhà nước (Minh Đức): Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về  những chủ trương thu hẹp khoảng cách giàu- nghèo hiện nay. Có những bất hợp lý trong chính sách thuế, như tăng giảm loại thuế gì, với đối tượng nào.

Lưỡng phân nền kinh tế – nguy cơ thời hội nhập (Nguyễn Tú Anh): Thu nhập bình quân nhân khẩu của năm nhóm thu nhập ngành càng giãn ra và đặc biệt giãn mạnh khi chúng ta gia nhập WTO vào năm 2007.

Lập ủy ban bảo vệ, sông Đồng Nai vẫn giãy chết (Hải La): Nếu vẫn duy trì cách làm việc “họp nhiều, hành động chẳng bao nhiêu” thì  cơ hội “sống sót” của sông Đồng Nai vẫn trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Tận dụng FTA và FDI để hiện đại hóa (Đặng Đình Cung): Ta cần học họ phương cách làm ăn, kinh doanh và sản xuất.

Suy ngẫm thời FTA (Đặng Thị Ngọc Hương): Nguy cơ hàng Việt nam chưa đáp ứng được điều kiện về chất lượng để nhập vào thị trường nước bạn thì đã mất chỗ đứng vốn có của mình trên thị trường nội địa có thể trở thành hiện thực.

TPP đảo ngược bài toán phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam (Khương Quang Đồng): Với quy định tỷ lệ linh kiện có xuất xứ nội khối để được miễn thuế khi nhập vào các nước thành viên là 45%, kết quả đàm phán TPP có thể là một tia hy vọng lóe lên cho công nghiệp ô tô Việt Nam.

Tranh luận sớm về toàn văn TPP (Thanh Hương): Đã có những tranh luận nổ ra sớm về bản dự thảo này tại một số nước liên quan.

Myanmar: từ độc tài đến dân chủ (Huỳnh Hoa): Không chỉ có một lộ trình “bảy bước tới dân chủ”- hòa hợp, hòa giải và đoàn kết dân tộc ở trong nước- Myanmar còn có những bước đi mạnh mẽ để tái hòa nhập với cộng đồng quốc tế, tách ra và xa dần ảnh hưởng của Trung Quốc.

Hạnh phúc và lợi nhuận (Quang Dũng): “Thay vì chỉ nghĩ đến cổ đông, cổ tức, hãy dành năng lượng của mình để làm cho nhân viên hạnh phúc”. Nếu Kazuo Inamori đúng, rõ ràng một trong những bài học quan trọng nhất trong các trường kinh doanh là có vấn đề.

‘Con cháu nhà ai?” (Hồng Phúc): Khó mà kiếm ra một phòng ban nào trong các công ty nhà nước mà không có người là con cháu của ai đó…

Những chuyện bên lề một buổi đối thoại (Minh Tâm): Doanh nghiệp bức xúc đòi nợ ngành thuế.

Cao su: gió đã đổi chiều (Ngọc Hùng): Qua thời cao su “sốt” giá, nay kẻ bán tháo, người tái canh.

Thách thức của hàng ‘thời trang nhanh” (Nguyễn Thị Hồng): Sự lớn mạnh của ngành này đồng thời mang đến nhiều thách thức liên quan đến môi trường sống và hành vi tiêu dùng.

Chưa thông với “Một cửa quốc gia” (Minh Tâm):  Những điểm nghẽn và nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Ung thư: chưa chắc thuốc đắt là thuốc hay (Quỳnh Thư): Những con số chi phí và việc ra quyết định trong quá trình điều trị căn bệnh ung thư thời gian qua.

Điều gì làm cho nợ công trở nên rủi ro? (Đỗ Thiên Anh Tuấn): Phân tích 10 rủi ro chính yếu của nợ công, Chính phủ cần nhìn thẳng vào để có hướng giải quyết.

Nợ xấu cuối năm nhìn từ bất động sản (Đức Nam): ‘Nói thật, nói yên tâm thì chưa nhưng nếu hỏi lo đích xác chỗ nào thì tôi không trả lời cụ thể được vì không có bằng chứng về toàn cục thị trường”, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần chia sẻ.

Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ thuận lợi (Trường Nam): Đang có nhiều yếu tố thuận lợi cho Việt Nam bán trái phiếu quốc tế.

IPO Lilama: không dễ thu hút nhà đầu tư (Linh Trang): Do hiệu quả kinh doanh thấp cùng danh mục đầu tư dàn trải tại các công ty con, công ty liên kết.

Trách nhiệm chỉ là thế thôi sao? (Danh Đức): Tại sao lại cứ vô cảm và vô trách nhiệm? Chẳng qua do không hề bị trừng phạt.

Sài Gòn… ca hát (Hồng Phúc): Phải chi họ vặn nhỏ âm thanh một chút thì độ dễ thương của người Sài Gòn sẽ “đột ngột” tăng gấp nhiều lần.

Bình đẳng giới: làm khó, nói không dễ! (Nguyễn Huệ Nghi): Không thể truyền thông bình đẳng giới nếu bản thân người truyền đạt tri thức lại chính là nạn nhân của sự bất bình đẳng giới trong đời sống.

Nhớ và ghi bên một hội sách cũ (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Sách cũ còn lại được người đời nay trân quý cũng an ủi ta rằng những gì là giá trị thực sẽ không bị phủ mờ trong lớp bụi thời gian.

Chung một tấm lòng (Nguyễn Ngọc Tuyết): 17 lớp, 17 học sinh đại diện cho từng lớp đứng trước tấm bảng lớn ghi dòng chữ “Tri ân thầy cô”, bên dưới ghi niên khóa 1985-1988…

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới