Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 47-2014: Bắt con săn sắt, bù con cá rô

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 47-2014: Bắt con săn sắt, bù con cá rô

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Nhiều người tự hỏi vì sao ông Trầm Bê lại bán công ty ở Mỹ, thu lãi vào thời điểm này? Ông sẽ sử dụng tiền ấy để đầu tư trong nước hay làm gì tiếp theo? Có thể đây là bước chuẩn bị của ông với tư cách cá nhân trong nhóm những nhà đầu tư đang sở hữu Sacombank nhằm giải quyết hậu quả Sacombank chăng? Mời đọc bài viết có tựa đề “Bắt con săn sắt, bù con cá rô” của Hải Lý trên TBKTSG tuần này, phát hành vào sáng mai, ngày 20-11.

Chuyên mục Sự kiện & vấn đề tuần này với chủ đề “Kích cầu mua sắm trực tuyến” sẽ giúp trả lời câu hỏi vì sao đến thời điểm này, nhiều người Việt Nam đang thử mua hàng trực tuyến lần đầu tiên? Họ nghĩ gì, muốn gì và họ e ngại điều gì?

Trong bài Háo hức thử mua hàng trực tuyến của Thanh Hương, các số liệu từ khảo sát mới nhất của Google về hành vi trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam cho những thông tin thú vị về sự háo hức, sự dao động trong việc thử mua hàng trực tuyến của một bộ phận người có kết nối Internet. Khảo sát giúp dự báo những mặt hàng sẽ phát triển mạnh trên thị trường mua sắm trực tuyến trong thời gian tới cũng như tiềm năng cho lĩnh vực quảng cáo và điện thoại thông minh.

Hiện doanh thu của mảng bán lẻ trực tuyến chỉ bằng 1-3% so với tổng doanh thu bán lẻ toàn thị trường. Do đó, “miếng bánh” thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam vẫn còn rất lớn và khá hấp dẫn. Bài Bán hàng trực tuyến: thị phần vẫn còn lớn! của Chí Thịnh.

Dự kiến năm nay, Việt Nam lần đầu tiên có ngày mua sắm trực tuyến theo phiên bản Black Friday của Mỹ. Trong bài Xu hướng đánh giá sản phẩm trực tuyến của Huế Dương, tác giả cho rằng TMĐT ở Việt Nam đang tập trung nhiều hơn vào mạng lưới phân phối, nhưng sẽ phải sớm chú ý đến hệ thống đánh giá trực tuyến.

Song hành cùng sự phát triển của TMĐT, thị trường giao nhận hàng hóa ngày càng phình to và bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh quyết liệt. Một bài khác của Chí Thịnh – Miếng bánh thị trường giao nhận ngày càng lớn trong trang Doanh nhân – doanh nghiệp.

Các bài viết khác đề cập những vấn đề theo dòng thời sự đang được quan tâm:

Quy định bảo hiểm thất nghiệp mới: Thay đổi đối với người lao động nhiều hơn doanh nghiệp – Trần Thu: Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật Việc làm có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 nhìn chung không có gì thay đổi đối với doanh nghiệp nhưng lại có nhiều thay đổi đối với người lao động.

Chưa hẳn là cách hay! – Minh Tâm: Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ bằng cách cấm các biện pháp khuyến mãi đối với các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không hẳn là cách hay.

Uber và những quan ngại – nhóm phóng viên TBKTSG ghi nhận một số ý kiến về dịch vụ chia sẻ xe của Uber ở nhiều góc cạnh, từ chất lượng dịch vụ, tính pháp lý, tính cạnh tranh… đến các điều kiện về bảo hiểm tai nạn.

Những hàng rào thủng – Lan Nhi: Việc các nhà phân phối trong nước không chống đỡ nổi sự thâm nhập của nhà phân phối nước ngoài còn do các hàng rào bảo vệ sản xuất trong nước đều là những… “hàng rào thủng”!

Rồi sẽ chẳng có ai bị tinh giảm – Tư Giang: Bộ máy nhà nước phình to mà hiệu quả quản lý ngày càng thấp. Đề án giảm 100.000 cán bộ viên chức đến năm 2020 của Bộ Nội vụ e rằng không khả thi khi mà tỷ lệ cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ năm 2013 chỉ có 0,46%.

Lối ra nào cho Bộ Tài Chính – Ngọc Lan: Trước Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 yêu cầu từ năm 2015 phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn năm năm trở lên, Bộ Tài chính cho biết sẽ gửi kiến nghị đến Quốc hội đề nghị xem xét lại việc dừng phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 1-3 năm, vì việc này là không khả thi.

Luật mới vẫn chưa gắn kết lao động và thị trường – Thùy Dung: Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, dự kiến sẽ thông qua vào tháng 11 này, nhưng theo GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, dự thảo luật chưa có quy định gì nhằm khắc phục tình trạng đào tạo không gắn với thực tế.

Mũi tên trúng nhiều đích? – Lê Anh: Chủ trương bán quyền khai thác các dự án đường cao tốc, cảng biển, sân bay liệu có phải là một mũi tên trúng nhiều đích mà Bộ Giao thông Vận tải đang nhắm tới?

Tiếng nói của các bên dân sự – Ngô Việt Hòa: Trong hoạt động đấu thầu (bao gồm đấu thầu thuốc và cung cấp thiết bị y tế), khi luật pháp và các thiết chế của nó chưa bảo đảm các cơ chế hữu hiệu để khuyến khích người bị hại đứng lên chống lại bất công thì các chủ đầu tư, bên mời thầu sẽ còn được "rảnh tay" thực hiện các hành vi tiêu cực.

Ngân hàng: cửa kiếm tiền càng hẹp – Hồng Phúc: Đã có tổ chức tín dụng “xin” NHNN được hoãn trích lập dự phòng 20% với khoản nợ xấu đã bán cho VAMC năm ngoái. Các cánh cửa kiếm tiền của ngân hàng đã hẹp nay càng hẹp hơn.

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đặt ở đâu? – Lưu Hảo: Một trong những điểm nhấn của đề án sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán (TPHCM và Hà Nội) thành Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam là Bộ Tài chính đưa ra hai phương án: hoặc đặt trụ sở của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam ở Hà Nội, hoặc ở TPHCM. Chẳng lẽ một vấn đề mang tính kỹ thuật như vậy cũng phải đến Chính phủ quyết định?

Tiềm năng cổ phiếu bất động sản quí 4 – Linh Trang: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm bất động sản đang có dấu hiệu hồi phục. Có lý do để kỳ vọng dòng tiền trên thị trường chứng khoán sớm có sự quay vòng, tìm đến các mã bất động sản tiềm năng trong quí 4.

Bế tắc đại diện duy nhất – Luật sư Trương Thanh Đức: Việc mỗi pháp nhân nói chung, doanh nghiệp nói riêng, chỉ có một đại diện theo pháp luật đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc, thậm chí là bế tắc cho hoạt động của doanh nghiệp.

Dự án chung cư trong “rừng” thủ tục hành chính – Quang Chung: Các thủ tục cấp phép cho các dự án xây dựng được ví như khu rừng ngày càng rậm rạp. Đây là bài mở đầu cho loạt bài về các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, dễ tạo điều kiện cho tệ nạn vòi vĩnh, bắt chẹt doanh nghiệp.

Thương mại kết quả nghiên cứu khoa học: Con đường đau khổ – Thái Ngọc: Mỗi năm, cả nước phải chi hàng ngàn tỉ đồng cho hoạt động nghiên cứu khoa học, nhưng rất ít kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất hay trở thành sản phẩm thương mại trên thị trường.

Đi tìm sự thật và giới hạn nghề nghiệp – Nguyễn Vinh: Đâu là giới hạn của báo chí trong việc đi tìm sự thật về năm sinh của cầu thủ bóng đá Công Phượng?

3.200 tỉ đồng và khoảng cách giữa ý định với thực tế – Công Thắng: Với một dự án (Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam) quy mô hàng ngàn tỉ đồng, một khi chưa có lời giải thỏa đáng cho những vấn đề căn cơ đảm bảo đạt tới mục tiêu của dự án mà đã triển khai xây dựng thì khó tránh khỏi cảnh xuống cấp, lãng phí ngân sách nhà nước.

Những đứa trẻ “dễ vỡ” – BS. Kiều Thanh Hà: Một trong những mối lo phổ biến nhất của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi thiếu niên là chuyện con cái nảy sinh tình cảm trai gái. Không ít ông bố bà mẹ không biết phải làm sao…

Giới trẻ và thần tượng – Dương Trọng Huế: Có người cho rằng việc hâm mộ tài năng chuyên môn và lối sống ngoài đời là hai thứ khác nhau. Tuy nhiên, cái ranh giới đó vô cùng mờ nhạt, nhất là với trẻ em và người trẻ tuổi.

Đau như một cái cây – Hồng Phúc: Những hàng cây lần lượt bị đốn hạ. Có bao nhiêu tuổi thơ đã trôi qua bình thản với một cái cây? Và có bao nhiêu người đối xử với một cái cây như với một con người?

Lương sư hưng quốc – Nguyễn Ngọc Tuyết: Nhân ngày lễ hiến chương nhà giáo, kể những mẩu chuyện đời xưa về tôn sư trọng đạo, và những suy nghĩ lan man về “phận thầy” ngày nay…

Taylor Swift, Spotify và cuộc tranh cãi làng âm nhạc – Thanh Hương: Nếu trong thập niên đầu của thế kỷ 21, âm nhạc xoay quanh iPod và iTunes thì trong thập niên này, nó là dịch vụ nghe nhạc trực tuyến (streaming). Tuần qua, ca sĩ Taylor Swift đã rút các album của mình khỏi dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify với lý do các nghệ sĩ không được chi trả xứng đáng. Sự kiện đã gây tranh cãi lớn trong làng kinh doanh âm nhạc.

Mỹ: xung đột quanh chuyện nhập cư – Huỳnh Hoa: Dự kiến ngày 21-11, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công bố chương trình cải cách nhập cư ở Mỹ mà trọng tâm là “hợp pháp hóa” một phần tình trạng người nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp tại Mỹ.

Sau Ebola là nạn đói – Minh Đức: Virus Ebola đang được đẩy lùi ở các nước Tây Phi nhưng một “đại dịch” khác có thể sẽ bùng nổ tiếp theo, đó là nạn đói.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới