Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 49-2017: TPHCM thí điểm cơ chế đặc thù

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 49-2017: TPHCM thí điểm cơ chế đặc thù

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Cơ chế thí điểm cho phép TPHCM áp dụng các mức thuế suất cao hơn và thu các khoản phí, lệ phí mới nên được nhìn nhận là công cụ giúp tăng hiệu quả trong việc cung ứng dịch vụ công và vận hành của nền kinh tế đô thị, hơn một công cụ giúp tăng thu ngân sách cho chính quyền thành phố. Đó là nội dung bài viết “TPHCM thí điểm cơ chế đặc thù: tăng thuế, phí và tính khả thi” của TS Phạm Văn Đại trên TBKTSG số ra ngày 7-12-2017.


Các bài viết khác trên số báo này, xin giới thiệu bạn đọc:


Quảng cáo cũng phải chọn mặt gửi vàng (Mục Ý kiến): Nếu xem trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì đây chính là một trường hợp doanh nghiệp nên thể hiện trách nhiệm cao của mình.

Lời giải khác cho đề bài homestay Hội An (Nguyên Lê): Trong khi Thông tư 88 chỉ quy định chung chung rằng homestay “là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà”, thì cộng đồng dân cư Hội An (chứ không phải chính quyền) có thể xây dựng cho mình thương hiệu homestay Hội An với những nội hàm “bản địa” mà mình muốn quảng bá, gìn giữ và thu lợi nhờ nó.

Quy định về homestay: Cần đảm bảo quyền tự do kinh doanh và bình đẳng (LS Kiều Anh Vũ): Điều kiện về chủ thể kinh doanh thì chỉ căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, không thể bắt nhà đầu tư phải là người địa phương, có hộ khẩu địa phương, hay hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân chỉ vì kết hôn với người nước ngoài!

BOT Cai Lậy và mối quan hệ Nhà nước – người dân (Nguyễn Khắc Giang): Các kênh truyền tải ý kiến của người dân tới Nhà nước và ngược lại cần được cải thiện, nhằm tối thiểu hóa những bất đồng quan điểm nảy sinh trong từng chính sách cụ thể. Người dân cần được coi là chủ thể để phục vụ, chứ không phải để đối phó.

Sabeco “ván bài lật ngửa" (Hải Lý): Thoái vốn Sabeco sẽ mang về nguồn thu lớn cho ngân sách, gần bằng một nửa số tiền mà Việt nam phải trả nợ nước ngoài cả gốc và lãi năm 2017.

Năm 2018, lo chi phí tăng (LS Cao Xuân Huyền Trang, LS Cao Thị Hoàng Oanh, LS Nguyễn Hữu Phước): Mức lương tối thiểu vùng tăng có thể làm quỹ lương, kinh phí công đoàn và chi phí tham gia bảo hiểm tăng;  thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với từng nhóm đối tượng hàng hóa, dịch vụ có thể điều chỉnh tăng, cao nhất lên mức 12%;  bổ sung thêm đối tượng chịu thuế và tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa dịch vụ…

Giảm biên chế, không thể không mạnh tay (Phan Minh Ngọc): Mặc dù Việt Nam cũng đã, đang có chủ trương và động thái sáp nhập các cơ quan hành chính nhưng điều khác biệt lớn với Trung Quốc là quá trình sáp nhập ở Việt Nam không làm giảm (đáng kể) biên chế.

Triển khai cơ chế đặc thù như thế nào? (Nguyễn Mỹ):Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 54 "về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM", TBKTSG trao đổi với một số chuyên gia về việc triển khai thực hiện nghị quyết này.

Giải mã dòng tiền “nóng” vào TTCK (Linh Trang): Động lực chính giúp VnIndex đi lên trong tháng 11 là dòng tiền từ khối ngoại. Dòng tiền này được “khơi mào” nhờ hoạt động thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, kế đó là triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.

Chính sách BHXH: cần một cuộc đại phẫu (Thùy Dung): Các nước đi theo mô hình quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) với mức hưởng xác định trước (defined benefit) như của Việt Nam hiện nay đều sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng trong dài hạn. Do đó, cần phải dần dần chuyển đổi sang mô hình tài khoản cá nhân danh nghĩa (defined contribution), tức những người lao động tham gia mới sẽ có một tài khoản riêng, đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu.

Đô thị thông minh: hướng đến không dùng tiền mặt (Văn Nam): TPHCM vừa công bố đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh nhằm hướng tới nâng cao chất lượng sống cho người dân. Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện mô hình đô thị thông minh cần gắn với thực hiện nền kinh tế không dùng tiền mặt (non-cash payment).

Tăng cường vốn cuối năm (Thụy Lê): Nhiều ngân hàng lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu hoặc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ từ các định chế tài chính quốc tế.

FDI, năng lực bản địa và chuyển dịch cấu trúc kinh tế (Nguyễn Chí Hiếu): Cần xác định rõ là vấn đề không nằm ở chỗ bản thân các doanh nghiệp FDI, dù có thể cần có những điều chỉnh về chính sách FDI cho phù hợp hơn. Vấn đề chính nằm ở chỗ làm sao để thúc đẩy nâng cao năng lực của doanh nghiệp bản địa và tăng cường gắn kết với khu vực FDI.

Lưu ý với chủ nợ của doanh nghiệp phá sản (Đặng Phúc Nguyên): Vụ việc được chia sẻ dưới đây là một kinh nghiệm thực tế cho các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản có thể có giải pháp để xử lý khoản nợ của mình đã được bảo đảm bằng tài sản của một bên thứ ba.

Để doanh nghiệp vận tải nhỏ không phải “bán lúa non” (TS Võ Duy Nghi): Các chứng từ như phiếu giao hàng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng… trong hoạt động vận tải cần được xem như là những chứng từ có giá. Ngân hàng nên xem xét chiết khấu cho các doanh nghiệp với tỷ lệ chiết khấu vừa phải.

Đau đầu vì thuế nhà thầu nước ngoài (Đào Loan): Thuế nhà thầu nước ngoài không chỉ gây bức xúc cho các khách sạn mà cũng đang là vấn đề khiến các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) trong nước than phiền.

Loạn thông tin, tin thêm loạn (Nguyễn Quang Bình): Lo nhất hiện nay của con người là muốn biết nhau, nhưng không biết tin nhau.

Doanh nghiệp tìm cơ hội trong SmartCity (Ô Lâu): SmartCity (đô thị thông minh) là dự án lớn, dài hơi đang được TPHCM xây dựng, triển khai. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước cung cấp hạ tầng, ứng dụng.

Sự “tiến hóa” của CEO trong công ty khởi nghiệp (Tạ Túc): Tỷ lệ thất bại của các vị CEO mới cũng ngang bằng với tỷ lệ thành công, nhưng xin đừng vì điều này mà các vị giám đốc sáng lập trở nên e dè và dính vào ghế chặt hơn thay vì đi thuê CEO chuyên nghiệp.

Khi doanh nghiệp bắt tay với trường nghề (Hoàng Nhung): Hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với các trường nghề là xu hướng, nhưng vẫn còn đó những khó khăn, vướng mắc trong quá trình này.

Buýt sông và tầm nhìn chuyên chở số đông (Danh Đức): Song song với việc cải tiến dịch vụ, cung cấp wifi miễn phí trên xe buýt, xin hãy đừng quên điều hành khách cần là có đủ xe khi họ đi làm hoặc về nhà.

Dạy khoa học xã hội thời 4.0: Prometheus vẫn bị xiềng? (Diễm Trang): Những người dạy văn, sử, địa… hôm nay nhất định không được nhượng bộ hay mặc cảm. Nếu đã xác định đó là sở nguyện thì cần kiêu hãnh và làm tốt nhất khả năng của mình.

Đập bể bong bóng biên chế: trì hoãn đến bao giờ? (Lê Trung Hiếu): Phải thay đổi tư duy về biên chế, cách thức tổ chức thực hiện và tính hết những tác động trong cuộc sống của những người phải ra đi.

Chuyện nọ xọ chuyện kia (Lưu Thị Lương): Có nhiều lý giải về chuyện tại sao một người đi “làm phước”, nhưng tất cả đều nhất trí ở chỗ đó là chuyện phải làm, nên làm. Riết rồi thành quen, chẳng đợi tới ngày rằm, mùng một nữa.

Giảm sản lượng dầu: tác động gần và xa lên thị trường (Nguyễn Quang Bình): Dĩ nhiên, kỷ nguyên công nghiệp dựa trên dầu mỏ chưa thể chấm dứt ngày một ngày hai. Nhưng tương lai của nền công nghiệp năng lượng sạch đã được trông thấy ở phía chân trời.

Canada, Trung Quốc dùng dằng đàm phán thương mại tự do (Phạm Vũ Lửa Hạ):  Cả hai theo đuổi mục tiêu lớn: Canada muốn ra khỏi quỹ đạo của Mỹ; Trung Quốc mong có hiệp định đầu tiên với một nước G7. Nhưng họ vẫn chưa thể ngồi vào bàn đàm phán vì các giá trị riêng: Canada đòi nghị trình “tiến bộ”; Trung Quốc không muốn bàn nhân quyền.

Cuộc chiến thương mại đầu tiên của ông Trump (Minh Đức): Ngành công nghiệp pin năng lượng mặt trời được coi là “ bài kiểm tra đầu tiên” đối với Tổng thống Mỹ về việc liệu những ngôn từ “khắc nghiệt” mà ông dành cho Trung Quốc trong vấn đề thương mại có biến thành những biện pháp cứng rắn thật hay không.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới