Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 51-2011: Năm năm sau gia nhập WTO

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 51-2011: Năm năm sau gia nhập WTO

Xuân Trí

TBKTSG số 51-2011: Năm năm sau gia nhập WTOThời báo Kinh tế Sài Gòn số 51-2011 ra ngày thứ Năm 15-12 có những nội dung chính:

Những ngày cuối năm 2006, trong không khí đầy náo nức và lạc quan, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau khi gia nhập WTO, nhiều vấn đề không được lường trước đã xảy ra. Có những vấn đề dự kiến sẽ xảy ra thì lại không hề xuất hiện. Sự kiện & Vấn đề tuần này phản ánh những “kết quả” đạt được sau năm năm Việt Nam gia nhập WTO, nhất là phản ánh số phận của người nghèo, người nông dân – những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những biến động của thị trường khi gia nhập tổ chức này.

Trong mục Ghi nhận, bài Không dễ giải quyết của phóng viên Ngọc Lan phản ánh những khó khăn của cơ quan quản lý trong việc giải quyết các quan hệ chằng chịt giữa hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty, với hệ thống ngân hàng. Nếu không xử lý các quan hệ này, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ khó thành công.

Từ năm 2007 đến nay, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bị chậm lại, chỉ thực hiện được một phần ba yêu cầu đặt ra. Bài Từ mệnh lệnh đến yêu cầu của phóng viên Ngọc Lan ghi nhận tình hình cổ phần hóa khối doanh nghiệp này hiện nay, sau khi tập đoàn Dệt may Việt Nam đề nghị đẩy nhanh tiến trình này (hôm 8-12) nhằm giúp doanh nghiệp có đủ vị thế cạnh tranh hơn nữa.

Trong mục Hàng không, bài Lợi bất cập hại của tác giả Hoàng Xuân Huy phản ánh những hệ lụy trong việc chuyển phần vốn do Nhà nước nắm giữ tại hãng hàng không Jetstar Pacific về cho Vietnam Airlines. Nếu thương vụ này thành công, thị phần của Vietnam Airlines trên thị trường vận tải hàng không nội địa sẽ tăng từ 80% lên 97%, tức là gần như độc quyền toàn diện.

Trong mục Tài chính – Chứng khoán, đáng chú ý là bài Muộn còn hơn không! của tác giả Lưu Hảo, phản ánh những động thái quyết liệt trong việc tái cơ cấu công ty chứng khoán của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo giới phân tích thị trường, dự thảo Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải được đặt cụ thể và tích cực hơn.

Để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực vàng trong dân, có ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần phát hành chứng chỉ vàng. Bài Cần thận trọng khi phát hành chứng chỉ vàng của tác giả Lê Duy Khánh phân tích khía cạnh tích cực cũng như hạn chế khi triển khai giải pháp này.

Chỉ còn hai tuần nữa, BIDV sẽ bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Bài Cổ phiếu BIDV: có hấp dẫn? của tác giả Hồ Bá Tình phân tích tiềm năng và sức hấp dẫn của cổ phiếu này. Theo tác giả, khả năng sinh lời trên vốn của BIDV cũng chỉ ở mức khá khiêm tốn.

Trong mục Quản lý đô thị, bài Ứng phó với nhà cao tầng của phóng viên Quang Chung phản ánh những biện pháp hạn chế xây nhà cao tầng trong khu trung tâm của chính quyền Hà Nội và TPHCM. Theo một chuyên gia kiến trúc, để hạn chế nhà cao tầng trong khu trung tâm hiệu quả, cần phải áp dụng chính sách “phí môi trường”.

Cùng với hiện tượng chợ dân sinh bị loại khỏi bản quy hoạch của các khu đô thị mới để nhường chỗ cho các siêu thị, sự biến mất hoặc bị thu hẹp của nhiều ngôi chợ truyền thông đang làm các chuyên gia về đô thị lo lắng. Bài Sẽ là sai lầm nếu không còn chợ của phóng viên Quang Chung trong mục Quy hoạch ghi nhận ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước về vấn đề chợ dân sinh trong đô thị tại Việt Nam.

Liên quan đến Sự kiện & Vấn đề tuần này, bài Trung Quốc sau 10 năm vào WTO của tác giả Thái Bình trong mục Kinh tế thế giới phản ánh những cái được của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau 10 gia nhập tổ chức này. Theo báo The Economist, Trung Quốc đã tận hưởng “một thập niên tốt nhất trong lịch sử kinh tế toàn cầu”.

Kính mời bạn đọc đón xem.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới