Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 51-2016: PPP tiến vào nông nghiệp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 51-2016: PPP tiến vào nông nghiệp

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Bên cạnh những khó khăn về đất đai, khu vực nông nghiệp còn “đói” vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. PPP (hình thức hợp tác công – tư) chính là kênh mà Chính phủ ưu tiên thu hút nguồn lực cho nông nghiệp. Mời đọc chuyên mục Sự kiện & vấn đề với chủ đề “PPP tiến vào nông nghiệp” trên TBKTSG phát hành vào sáng mai, 15-12.

Theo tác giả Kiều Phong, Còn nhiều vướng mắc khi thực hiện PPP trong nông nghiệp, đó là: thiếu hành lang pháp lý, thiếu cơ chế chính sách, đặc biệt là khó gom được quỹ đất đủ lớn.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi khuôn khổ pháp lý đã đầy đủ, Nhà nước sẽ chia sẻ lợi nhuận/rủi ro với doanh nghiệp thông qua việc đóng góp khoảng 30% vốn vào 6 dự án thí điểm về phát triển chuỗi giá trị, cung cấp nước sạch, xây hồ chứa, cảng cá, phát triển thủy sản bền vững.

Nhưng theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, trả lời phỏng vấn của TBKTSG (bài Nhà nước sẽ rót “tiền tươi” vào nhiều dự án PPP nông nghiệp do Trúc Diễm thực hiện), vẫn còn những mối băn khoăn về khả năng hưởng lợi thấp của nông dân trong chuỗi giá trị nông nghiệp.

Nhiều bài viết về các vấn đề đang nóng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cổ phần – chứng khoán:

Thay mắt xích ở Ngân hàng Đông Á (Hải Lý): Những cựu lãnh đạo ngân hàng đến rồi đi nhưng các tổ chức tín dụng vẫn tồn tại. Ngân hàng Đông Á duy trì một mặt bằng lãi suất vừa phải nhưng vốn huy động vẫn tăng tương đối, chứng tỏ họ có một lượng khách hàng truyền thống không nhỏ.

Cần hành lang pháp lý để ngân hàng phá sản an toàn (Quang Chung): Quốc hội cần xem xét ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, tạo hành lang pháp lý để hoạt động bảo hiểm phát huy tối đa vai trò bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

Nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là cần thiết (Phong Hiếu): Đề cập đến việc thí điểm phá sản ngân hàng, Chính phủ cho thấy sự thay đổi tư duy quyết liệt về tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên, cần có lộ trình chuẩn bị cho việc này với những công việc cụ thể mà nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là một việc quan trọng.

Những cổ phiếu “giấy lộn” (Thành Nam): Đầu tư vào doanh nghiệp trên sàn UpCom giống như “đãi cát tìm vàng”.

OPEC cắt giảm sản lượng, cổ phiếu dầu khí có tăng? (Linh Trang): Các nước trong và ngoài nhóm xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Tình trạng dư cung trên thị trường dầu thô sẽ giảm, thậm chí có thể thiếu hụt trong năm 2017. Đây là yếu tố hỗ trợ rất lớn cho cổ phiếu ngành dầu khí.

Đầu tư sạch, lợi nhuận sạch (Hồng Phúc): Những công ty không đảm bảo trách nhiệm xã hội tối thiểu sẽ bị nhà đầu tư chuyên nghiệp thoái vốn, khi đó sẽ rất khó huy động vốn thêm.

Cổ phần hóa và những khúc mắc (Phan Minh Ngọc): Việc cổ phần hóa DNNN cần phải thay đổi một cách căn bản về chủ trương và đối tượng để thực chất và có hiệu quả hơn.

Các đề tài kinh tế – xã hội, kinh doanh đang được quan tâm:

Chính sách hạn điền – từ hợp lý đến bất lợi (Trần Thượng Tuấn): Việc tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững đang chờ sự thay đổi trong chính sách hạn điền song hành cùng chính sách phát triển hợp tác xã và những trang trại quy mô lớn.

Xoay xở trong vòng ngân sách hẹp (Văn Nam): TPHCM đang cần nguồn vốn lớn để thực hiện một số chương trình, trong đó, cấp bách là những dự án cấp nước.

Trào lưu làm dự án nhà bình dân (Kiều Vũ): Vingroup tuyên bố sẽ tham gia phân khúc nhà ở bình dân. Nhiều người hy vọng thông tin này sẽ kích hoạt một cuộc chạy đua đầu tư nhà ở phục vụ nhu cầu số đông người dân.

Ngành dệt may chuẩn bị thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 (TS. Trương Văn Cẩm): Bên cạnh những tác động tích cực đối với ngành dệt may của các nước gia công như Việt Nam, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet cũng có mặt trái của nó, như gây nguy cơ mất việc làm trong ngành này, hay các nước công nghiệp phát triển đang kỳ vọng có cơ hội đưa sản xuất về lại nước mình.

Chuyện doanh nghiệp không cần Nhà nước can thiệp (Lê Anh): Nghị định 160/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển còn nhiều điểm chưa phù hợp, khi áp dụng vào thực tế doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.

AEC và những góc khuất (Trúc Diễm): Sự thống nhất đúng nghĩa của Cộng đồng kinh tế ASEAN diễn ra chậm do mối lo ngại liên kết nhanh sẽ dẫn đến mất lợi thế, mất thị trường, cũng như vẫn tồn tại những khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc…

Nguồn nhân lực du lịch và áp lực ASEAN (Đào Loan): Đứng trước thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về làm nghề du lịch trong ASEAN, lao động từ các nước trong khối đã rục rịch bước vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, lực lượng lao động trong nước thì chưa sẵn sàng.

Bước đi nào cho doanh nghiệp Việt trước thế giới biến động? (Đức Tâm): Thế giới đang thay đổi và được dự đoán sẽ đầy những biến động khó lường sau sự đắc cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump. Tuy nhiên, bất kể những gì đang diễn ra bên ngoài, những yếu kém nội tại của chúng ta vẫn còn nguyên vẹn. "Chúng ta cần phải quay lại thay đổi chính mình”, theo TS. Vũ Thành Tự Anh.

Tương lai thuộc về giáo dục trực tuyến (Đinh Hiệp): Trên các trang giáo dục trực tuyến hiện nay có đủ các thể loại bài giảng, từ hướng dẫn các kỹ năng giải tỏa áp lực, làm chủ cảm xúc, thay đổi thói quen, nuôi dạy con… cho đến dạy yoga, guitar, võ thuật… Có cả bài giảng cho các môn học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Địa, Sử, tiếng Anh lớp 10-11-12 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại con rắn bò ngang dây điện (Đặng Quỳnh Giang): Giá điện có xu hướng tăng nhưng chưa tỷ lệ thuận với chất lượng và trách nhiệm của nhà cung cấp.

“Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” (Sơn Tùng): Phía sau lối sống vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, đồng loại là gì ngoài sự vị kỷ cá nhân? Phải chăng đó là sự yếu kém của thiết chế xã hội nhằm bảo vệ sự an toàn của những người lên tiếng chống lại cái ác?

Sự hấp dẫn cho môn lịch sử (Bình Vương): Lớp trẻ đang sống với phương tiện vật chất kỹ thuật hiện đại và chứng kiến cuộc mưu sinh đầy thử thách của ông bà, cha mẹ, thì những kiến thức thiết thực khơi dậy không chỉ niềm tự hào mà cả sự khát khao hiểu biết sẽ tăng thêm hào hứng cho các em gắn học với hành.

Học làm người (Hồng Phúc): Hai cuốn sách Cà phê cùng TonyTrên đường băng (NXB Văn hóa Thông tin; Lantabra phát hành) nhắc giới trẻ bớt sống ảo, quay về với người thực việc thực xung quanh mình.

Ký sự Sydney – những điều rất nhỏ của Diễm Trang và tạp bút Nắng chia nửa bãi Cần Giờ… của Lê Phú Cường.

Trang Kinh tế thế giới có các bài Ngân hàng tiếp tay phá rừng ở Indonesia (Thái Bình), Trung Quốc: gian lận tuyển sinh du học Mỹ (Minh Đức) và Hàn Quốc: chính trị và cheabol (Chiến Thắng).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới