Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 7-2015 (số Tất niên): Cách nào giữ thị trường nội địa

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 7-2015 (số Tất niên): Cách nào giữ thị trường nội địa

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Để giữ thị trường nội địa, quyết định là ở doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng trong quá trình tiến vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN, liệu Việt Nam đã huy động toàn bộ trí và lực của Nhà nước và doanh nghiệp hay chưa? Bài viết của tác giả Kim Hạnh (Quyết định là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng…) sẽ mở đầu cho cụm bài chủ đề “Cách nào giữ thị trường nội địa” trên TBKTSG phát hành vào sáng mai, ngày 12-2.

Theo tác giả Kim Hạnh, khi nghiên cứu kỹ những gì lãnh đạo các nước ASEAN đang thực hiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của họ, câu hỏi trên khiến ta thấy nặng lòng, bởi doanh nghiệp của chúng ta khổ quanh năm vì nhiều thứ, mà khổ nhất là môi trường cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh.

Trong khi Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định trên một chương trình truyền hình mới đây, rằng “nói cạnh tranh gay gắt đe dọa sản xuất trong nước là không có cơ sở” thì liệu với cách thức cung cấp thông tin về mở cửa thị trường nhỏ giọt như hiện nay, các cơ quan quản lý có thể chuẩn bị cho doanh nghiệp lộ trình đối đầu với thách thức cạnh tranh ra sao? Bài Hỗ trợ nào cho hàng Việt? của Lan Nhi.

Và khi đặt mục tiêu giữ thị trường nội địa, nhân vật thực thi trung tâm chính là các doanh nghiệp Việt Nam cùng với sản phẩm của họ. Điểm (lại) sức cạnh tranh của hàng Việt (bài của nhóm phóng viên) để nhận ra các doanh nghiệp cần phải nỗ lực rất nhiều trong bối cảnh môi trường sống – sản xuất – kinh doanh không ngừng thay đổi.

Mục Ý kiến của TBKTSG tuần này với bài Chính sách thật sự vì dân: Những vướng mắc khi triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế cho thấy thực tế muôn hình vạn trạng trong đời sống đã không được những người làm luật lường trước. Việc hoạch định chính sách bỏ sót một số vấn đề là có thể hiểu được, nhưng nếu người làm chính sách tôn trọng nguyên tắc mọi chính sách phải vì dân thì sẽ hạn chế được sự lệch pha giữa chính sách và cuộc sống.

Các đề tài khác về những vấn đề kinh tế – xã hội đang được quan tâm:

Số 0 không tròn trĩnh ở VNCB – Hải Lý: Ngân hàng nhà nước đã mua lại Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB) với giá 0 đồng và trở thành chủ sở hữu duy nhất. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử non trẻ của ngành ngân hàng Việt Nam, Nhà nước tiếp quản toàn bộ một tổ chức tín dụng cổ phần.

Nỗi lo khác nhau của hai ông bộ trưởng – Tư Giang: Bộ Tài chính đã khẳng định sẽ giữ mức trần nợ công đến năm 2020 nên mối lo lắng không đủ vốn cho đầu tư phát triển của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư chắc chỉ được nói ra ở góc độ cá nhân.

Làm giàu bất chính là có tội – Quang Chung: Hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp không phải là quy định bắt buộc, nhưng xuất phát từ đòi hỏi của công cuộc phòng chống tham nhũng, việc bổ sung hành vi này là tội phạm lại là điều cần thiết.

Ngành giao thông: cần thay đổi mô hình ban quản lý dự án – TS. Võ Duy Nghi: Rất nhiều dự án đội vốn gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm triệu đô la Mỹ vì các ban quản lý dự án không đủ tầm quản lý các nhà thầu nước ngoài.

Con gà phải có trước quả trứng – Tấn Đức: Chúng ta muốn phát triển công nghiệp ô tô nhưng lại cản trở phát triển thị trường ô tô bởi mối lo cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng. Đó là cái vòng luẩn quẩn giữa “con gà và quả trứng”.

AFTA thách thức hàng nông sản – Nguyễn Thanh Lâm: Những bài học rút ra từ việc hội nhập kinh tế nói chung và hàng nông sản nói riêng về tính chuyên sâu, năng suất, cơ cấu nhân lực, hàng hóa…

Công nghiệp thời trang: hổng ngay từ khâu đầu – Thanh Nhã ghi ý kiến của một số nhà thiết kế và nhà sản xuất trong lĩnh vực thời trang: Ngành thời trang Việt Nam thiếu nhà thiết kế, thiếu sự tương tác cần thiết để phát triển. Hiện ngành này vẫn ở khâu gia công chi phí thấp cho ngành may mặc nước ngoài và vẫn đang chờ đợi một chiến lược phù hợp.

“Món hời” cảng Quảng Ninh? – Ngọc Lan: Chính phủ đã cho phép bán hết vốn nhà nước tại cảng Quảng Ninh. Đây không phải là điều Vinalines mong muốn vì cảng này vẫn có dòng tiền thu về đều đặn hàng năm dù kết quả kinh doanh chưa tốt. Cảng Quảng Ninh bị đặt trước một ngả rẽ.

Ngành chứng khoán: cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt! – Linh Trang: Sau một năm kinh doanh khởi sắc, triển vọng của ngành chứng khoán là khá tích cực. Nhưng cơ hội sẽ không chia đều cho tất cả khi sự sàng lọc và phân hóa đang diễn ra ngày càng quyết liệt.

Thêm một chữ, gỡ được rối – LS. Đặng Lam Giang: Chỉ thêm một chữ “khác”, Khoản 1, điều 3 của Thông tư 09/2015 của Bộ Tài chính đã gỡ rối cho Khoản 1, điều 6 của Nghị định 222/2013 về thanh toán bằng tiền mặt.

Cầm cố hay thế chấp thẻ tiết kiệm? – Nguyễn Thành Trân: Quy định về cầm cố thẻ tiết kiệm tại dự thảo Bộ Luật dân sự sửa đổi là chưa hợp lý. Thẻ tiết kiệm không có giá trị như một tài sản mà phải là “tiền gửi tiết kiệm”, và biện pháp bảo đảm thích hợp là thế chấp chứ không phải cầm cố.

Kinh doanh hàng điện máy: biến động và tiềm năng – Minh Tâm: Những biến động trên thị trường điện máy trong thời gian qua khiến nhiều người hoài nghi về sự phát triển của ngành kinh doanh này. Tuy nhiên, người trong cuộc khẳng định thị trường là rất lớn và còn nhiều tiềm năng. Vấn đề chỉ là cách làm.

Điện máy: mua hàng qua mạng tăng nhanh – Đức Tâm: Doanh thu hàng điện máy qua kênh mua bán trực tuyến đang tăng nhanh và được dự báo còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới.

Xây dựng vùng lúa nguyên liệu: Áp đặt có tốt hơn tự nguyện? – Trung Chánh: Từ ngày 1-3, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo bắt buộc phải xây dựng vùng nguyên liệu, theo đó xuất khẩu càng nhiều thì vùng nguyên liệu phải càng lớn. Liệu mệnh lệnh hành chánh này của Bộ Công thương có giúp ngành lúa gạo đột phá?

“Nóng” nhân sự cấp cao cho các nhà máy – Thái Ngọc: Sự dịch chuyển đầu tư sản xuất từ các nước sang Việt Nam đang kéo theo nhu cầu tuyển dụng lao động tại chỗ, về cả nhân sự cấp trung và cấp cao cũng như lực lượng công nhân, kỹ thuật viên cho các nhà máy. Các công ty tuyển dụng nhân sự cũng đã “điểm tên” các ngành sẽ thu hút nhiều lao động trong năm 2015 như công nghệ thông tin, bán lẻ…

Chủ doanh nghiệp: Gia tài nào để lại? – Nguyễn Quang Bình: Bao nhiêu bài học xương máu trên thương trường của các lớp doanh nhân đáng ra phải được ghi lại và truyền bá. Tiếc thay cho đến nay, chúng giống như trong tình trạng “sống để dạ, chết mang theo”.

Trăn trở bên thềm Tết – Hồng Phúc: Năm giờ chiều một ngày bên thềm năm cũ bước sang năm mới, khoảng 150 đại diện các doanh nghiệp ở TPHCM vẫn nán lại vào cuối buổi chiều, sau ba tiếng đồng hồ tham dự hội thảo. Dường như ai cũng mong “nhặt” được điều gì đem về ăn Tết.

Đi công tác – Danh Đức: Trong mớ hổ lốn “mỗi đoàn đi công tác nước ngoài tốn cả tỉ đồng”, cách cắt giảm đi công tác nước ngoài để giảm chi ngân sách vẫn chỉ là để giảm định lượng của “vấn nạn đi công tác nước ngoài” chứ chưa tập trung vào chất lượng của những chuyến đi. Đi công tác cho ra công tác chứ không phải đi để đi hoặc đi để chơi!

Trang Kinh tế thế giới có các bài viết:

Mồi lửa nợ của Trung Quốc – Thanh Hương: Nợ tổng thể của Trung Quốc đã tăng nhanh, chiếm đến hơn một phần ba tăng trưởng nợ của cả thế giới kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Viên thuốc ngủ của Ảrập Saudi – Minh Đức: Giá dầu hơn 100 đô la Mỹ/thùng trong những năm qua như viên thuốc ngủ khiến Ảrập Saudi không phải lo lắng về tương lai. Nhưng liệu giấc ngủ này sẽ kéo dài bao lâu?

Swissleak và “danh sách HSBC” – Quang Dũng: Trong hơn 100.000 cái tên trong “danh sách HSBC” có 26 cái liên quan đến Việt Nam.

Số báo Tất niên còn có các bài viết, tản văn nhẹ nhàng gửi đến bạn đọc:

Yêu Việt Nam, khởi nghiệp ở Việt Nam – Lê Anh: Chuyện khởi nghiệp làm ăn ở Việt Nam của một doanh nhân người Thụy Điển – ông August Wingardh, Chủ tịch Công ty sở hữu thương hiệu nội thất UMA, và góc nhìn thú vị của ông về Tết cổ truyền của người Việt.

Có một Đà Lạt của tuổi hai mươi – Lê Phú Cường: Sau hai mươi năm thăm lại Đà Lạt, thấy tiếc nhiều thứ quá chừng…

Trên chuyến tàu thời gian – Nguyễn Vĩnh Nguyên: Quyết định cuộc hành trình về quê bằng đường tàu khi tâm trí đã sẵn sàng lần giở lại quyển sách ký ức về những chuyến lang thang bất bạt.

Ẩn ngữ tóc mai… – Công Thắng: Có bao nhiêu là tâm trạng, bao tình cảm, bao tiếng lòng ẩn trong hai câu ca dao: “Tóc mai sợi vắn sợi dài; Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm”…

Email mùa Tết – Nguyễn Ngọc Tuyết: Trong mấy ngày “xuân nhật”, email liên tục “bay qua bay lại”. Thời đại Internet có thư điện tử, thoáng cái là tới ngay. Nhưng hình như những cánh thư càng mở ra với thế giới bên ngoài thì cánh thư tâm tình cũng dần dần khép lại.

Ký sự Từ Hòn tranh nhìn về Phú Quý của Quang Chung.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới