Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thách thức 20 tỉ đô la xuất khẩu đồ gỗ, nội thất

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thách thức 20 tỉ đô la xuất khẩu đồ gỗ, nội thất

Hùng Lê

(TBKTSG Online) – Vị thế ngành lâm nghiệp nói chung và chế biến gỗ nói riêng của Việt Nam đang phát triển tốt nhưng để đạt kim ngạch xuất khẩu 20 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025 của Chính phủ đặt ra được xem là thách thức lớn nếu không quy hoạch và thực thi tốt tầm nhìn ngay từ bây giờ.

Thách thức 20 tỉ đô la xuất khẩu đồ gỗ, nội thất
Sản xuất mặt hàng gỗ của một doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực phía Nam. Ảnh minh họa: HAWA

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỉ đô la, tăng 18 % so với năm trước đó. Xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam đi nhiều nước trên thế giới, và tăng cao ở những thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản,…

Đáng chú ý, trước đây Trung Quốc luôn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam về xuất khẩu nhóm mặt hàng này, nhưng trong năm qua đất nước láng giềng này cũng gia tăng nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam.

Kết quả này theo giới phân tích đã phần nào khẳng định vị thế ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam đang phát triển tương đối tốt.

Mặc dù vậy để ngành đồ gỗ và nội thất đạt được 20 tỉ đô la giá trị kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 như chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra trước đó và giữ được đà tăng trưởng 18-20%/năm được xem là thách thức không nhỏ.

Do đó, vào ngày 9-1 rồi, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã làm việc với nhiều hiệp hội, hội chuyên ngành gỗ tại Việt Nam để bàn về các phương án thực hiện chỉ tiêu của Chính phủ.

Có nhiều thách thức được đặt ra, nhưng đáng chú ý là thách thức nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác do làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất từ các nước vào Việt Nam.

Giá đất đai cho phát triển công nghiệp khá cao dẫn đến việc đầu tư mở rộng quỹ đất cho sản xuất của doanh nghiệp hoạt động trong ngành ngày càng khó khăn cũng được doanh nghiệp nêu lên thách thức lớn.

Trong khi đó, áp lực chuyển đổi số buộc các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh từ thiết kế, công nghệ sản xuất và đặc biệt là thương mại số cũng được các doanh nghiệp và giới phân tích nêu ra như một thách thức lớn khác.

Mặt khác, theo giới phân tích hầu hết giá trị của ngành chế biến lâm sản Việt Nam vẫn nằm trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ đô la vào năm 2025, ngành không thể tiếp tục chỉ dựa vào giá trị sản xuất, khó mở rộng qui mô sản xuất và khi lao động giá rẻ không còn là lợi thế.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ như cổ động, tạo môi trường cho doanh nghiệp đầu tư thay đổi công nghệ, giảm lệ thuộc lao động, chuyền hóa, tự động hóa, số hóa được nhà kinh doanh và giới phân tích cho là rất cần thiết và là giải pháp quan trọng.

Do đó, để doanh nghiệp trong ngành có thể phát triển bền vững và mạnh mẽ, xứng với tiềm năng, ngành cần hoàn thiện những mảnh ghép trong toàn bộ bức tranh chung thì mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 20 tỉ đô la vào năm 2025 mới sẽ có thể đạt được.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới