Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực tài chính tiêu dùng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực tài chính tiêu dùng

Doãn Thụy

Việc chuẩn bị trước các nền tảng số giúp nhiều công ty không “lỡ nhịp” kinh doanh, cũng như mang lại những trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát từ đầu năm đến nay. Đáng kể trong số đó là lĩnh vực tài chính tiêu dùng với các hình thức thanh toán trực tuyến xây dựng trong nhiều năm trước đã giúp phát huy được sức mạnh của mình.

Sự lan rộng của dịch bệnh Covid-19 trên khắp toàn cầu đã làm thay đổi gần như toàn bộ xu hướng tiêu dùng, mua sắm từ kiểu truyền thống sang hướng hiện đại hơn. Ngành tài chính cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Theo báo cáo từ khóa tìm kiếm năm 2020 của Goolge, số lượt tải các ứng dụng tài chính của người Việt đã tăng 33% trong năm qua, nhu cầu tìm kiếm ứng dụng cho vay trực tuyến cũng tăng đến hơn 300%. Những con số này cho thấy xu hướng thay đổi đáng kể về cách thức người Việt sử dụng dịch vụ tài chính, đặc biệt là ở các lĩnh vực thanh toán và vay tiêu dùng.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 10-2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỉ đồng, lần lượt tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, con số giao dịch thanh toán qua internet cũng lần lượt tăng 8,3% số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch.

Trên thực tế, nhu cầu thanh toán trực tuyến tăng vọt trong đại dịch không chỉ xuất hiện ở hoạt động mua sắm, mà còn có thể thấy rõ trong hoạt động chi trả các khoản nợ đến hạn, đặc biệt là các khoản vay tiêu dùng. Ví dụ như ở trường hợp của Home Credit, chỉ số thanh toán trực tuyến vào tháng 10 vừa qua tăng trưởng đến 25%, trong khi cả năm 2019 chỉ nằm ở mức 8%.

Thanh toán trực tuyến tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực tài chính tiêu dùng
Bà Lục Kim Thanh – Trưởng Phòng Quan Hệ Đối Tác Kỹ Thuật Số của công ty Home Credit – chia sẻ về xu hướng thanh toán trực tuyến.

Theo bà Lục Kim Thanh, Trưởng Phòng Quan Hệ Đối Tác Kỹ Thuật Số, công ty Home Credit, việc thanh toán các khoản vay trong thời gian Covid-19 diễn ra là một thách thức lớn đối với khách hàng trong bối cảnh giãn cách xã hội. Bởi vì khách hàng khó có thể thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ thanh toán như trước đây, thông thường là ở các khu vực kinh doanh, cửa hàng hoặc điểm thu hộ.

“Khi tiếp xúc xã hội bị giới hạn do dịch Covid-19, chúng tôi cùng với 6 đối tác cung cấp phương thức thanh toán trực tuyến đã mang đến giải pháp tiện lợi, trải nghiệm tức thời cho khách hàng”, bà Thanh nêu lý do giúp chỉ số thanh toán trực tuyến của Home Credit tăng mạnh, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế và cả xã hội.

Trên thực tế, hình thức thanh toán trực tuyến được Home Credit đầu tư phát triển từ sớm. Năm 2015, Home Credit bắt tay với đối tác đầu tiên là Ví điện tử MoMo, một thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực thanh toán hiện nay. Sau đó, Home Credit bắt đầu mở rộng hợp tác thêm nhiều Ví điện tử và trung gian thanh toán khác như Airpay, Zalopay, Viettelpay, Onepay và Payoo.

Việc bắt tay với các đối tác có thế mạnh về giải pháp thanh toán online lẫn offline, còn mang lại lợi ích về tổng thể lớn hơn cho khách hàng, không chỉ là vay tiêu dùng mà còn là nhiều sản phẩm khác gắn liền với cuộc sống, ví dụ thanh toán hóa đơn điện, nước; nạp tiền điện thoại…

Khách hàng có thể chọn ví điện tử/cổng thanh toán để thanh toán khoản vay thật tiện lợi trên ứng dụng.

“Việc triển khai nền tảng trực tuyến được Home Credit triển khai từ sớm nằm trong chiến lược chuyển đổi số, trước khi cả đại dịch Covid-19 diễn ra. Điều này giúp Home Credit có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và không bỡ ngỡ khi dịch xảy ra. Mục tiêu của hướng đi này là lấy khách hàng làm trọng tâm, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng”, bà Thanh chia sẻ thêm.

Trong tương lai, công nghệ tiếp tục được công ty tài chính châu Âu có mặt từ năm 2008 chú trọng phát triển để mang lại lợi ích cho khách hàng, với quan điểm “lấy khách hàng làm trọng tâm”. “Chúng tôi sẽ mở rộng danh sách đối tác thanh toán điện tử nhằm mang đến tối đa tiện ích cho khách hàng, cũng như phát huy và gia tăng độ bảo mật giúp khách hàng có trải nghiệm an toàn, an tâm”, bà Thanh cho biết.

Chẳng hạn, đại diện Home Credit cho biết công nghệ định danh khách hàng điện tử (eKYC) tiếp tục được phát triển để giúp cải thiện quá trình xác thực của công ty. Ngân hàng Nhà nước gần đây cũng đã ban hành Thông tư sửa đổi, quy định cụ thể về eKYC trong lĩnh vực thanh toán dịch vụ tài chính, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thay đổi hơn về trải nghiệm khách hàng từ năm sau.

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến khái niệm chuyển đổi số, hay chuyển kênh phân phối số hóa trở thành xu hướng và nhiều công ty phải buộc chạy theo nếu không muốn bị lỡ nhịp. Trong số đó cũng có không ít công ty đã nhanh nhạy xây dựng nền tảng số hóa từ trước đó.

Mời xem thêm:

Home Credit Việt Nam nhận “mưa” giải thưởng quốc tế danh giá

Home Credit Việt Nam – Hành trình 12 năm gắn bó với hàng triệu khách hàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới