Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thế giới vẫn chuộng tiền mặt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thế giới vẫn chuộng tiền mặt

Chánh Tài

Thế giới vẫn chuộng tiền mặt
Tiền mặt vẫn là cần thiết trong các giao dịch dù thanh toán không tiền mặt có ưu thế về tiện lợi hơn.

(TBKTSG Online) – Phương thức thanh toán bằng tiền mặt vẫn đang tăng lên ở nhiều nước trên toàn cầu mặc dù ngày càng có nhiều người thanh toán bằng di động, thẻ tín dụng, theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tổ chức đại diện cho các ngân hàng trung ương trên thế giới, có trụ sở ở Thụy Sĩ.

Hãng tin Bloomberg đưa tin hôm 11-3, BIS công bố bản báo cáo cho biết lượng tiền giấy và đồng xu đang tăng lên ở hầu hết các nước phát triển kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

“Dù việc sử dụng các phương thức thanh toán điện tử đang gia tăng trên thế giới, không có nhiều bằng chứng cho thấy thế giới lánh xa tiền mặt. Khi sự yêu chuộng tiền mặt vẫn không giảm sút, chỉ có một nước đang tiến đến xã hội không tiền mặt hoặc sử dụng tiền mặt ít hơn.

Thực tế, nhu cầu tiền mặt đang tăng lên ở hầu hết các nền kinh tế phát triển kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008”, báo cáo của BIS cho biết.

Dữ liệu của BIS cho thấy tại hầu hết 50 nước mà BIS khảo sát, tổng lượng tiền mặt đang lưu hành tăng lên mức trung bình tương đương 9% GDP vào năm 2016 so với mức 7% GDP vào năm 2000.

Riêng tại Thụy Điển, lượng tiền mặt lưu hành giảm xuống chỉ còn ở mức tương đương 1,4% GDP so với mức 4,4% GDP vào năm 2000. Đây cũng là mức tiền mặt lưu hành thấp nhất trong số các nước mà BIS khảo sát.

Một số nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ, lượng mặt lưu hành cũng giảm nhưng không nhanh bằng Thụy Điển.

Trong khi các cửa hiệu, nhà hàng ở Thụy Điển ngưng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt vì phần lớn người dân chuộng các phương thức thanh toán số, BIS cho rằng Thụy Điển đang chuyển qua xã hội không tiền mặt quá nhanh. BIS kêu gọi Thụy Điển phải có những thay đổi pháp lý để bảo vệ hệ thống thanh toán số.

Tại nhiều nước phát triển khác, xu hướng sử dụng tiền mặt vẫn thịnh hành. Theo báo cáo của BIS, lượng tiền mặt lưu hành ở Nhật Bản tăng từ mức 13,5% GDP vào năm 2000 lên mức 20% GDP vào năm 2016. Tại Mỹ, tỷ lệ này tăng từ 6% lên 8,1% trong giai đoạn 2000-2016.

Tại khu vực các nước sử dụng euro, lượng tiền mặt lưu hàng tăng từ 5,1% GDP vào năm 2002 lên 10,7% GDP vào năm 2016.

Tuy vậy, các phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cũng đang tăng ở các nước mà BIS khảo sát, từ mức 13% GDP vào năm 2000 lên mức 25% GDP vào năm 2016.

Mời xem thêm

Mặt trái của nền kinh tế không tiền mặt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới