Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thế giới vẫn có thêm nhiều startup kỳ lân, bất chấp dịch Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thế giới vẫn có thêm nhiều startup kỳ lân, bất chấp dịch Covid-19

Khánh Lan

(TBKTSG Online) – Trong năm Covid này, thế giới vẫn có thêm 89 công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỉ đô la Mỹ trở lên (kỳ lân), nâng tổng số công ty kỳ lân hiện có trên toàn cầu lên 501 công ty, theo dữ liệu của CB Insights. Mỹ và Trung Quốc đóng góp đến 70% số kỳ lân trong danh sách này.

Số kỳ lân ngày càng tăng nhanh

Vào năm 2013, khi thuật ngữ kỳ lân (unicorn) bắt đầu xuất hiện, chỉ có 40 startup trên toàn cầu được ghi nhận có mức định giá từ 1 tỉ đô la trở lên. Kể từ đó, số công ty kỳ lân tăng rất nhanh, thêm 18 kỳ lân trong năm 2014, rồi thêm 138 vào năm 2016. Trong hai năm 2018 và 2019 có thêm 236 kỳ lân mới. 

Năm 2020 này một số công ty kỳ lân thua lỗ phải tự "bán mình" nhưng con số tổng thể cuối năm là thêm 89 công ty, bao gồm nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và chăm sóc sức khỏe, đạt danh hiệu kỳ lân bất chấp các lo ngại cho rằng việc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 sẽ tác động tiêu cực đến hoat động gọi vốn. Tổng mức định giá của 89 startup kỳ lần này là 138,7 tỉ đô la Mỹ.

Thế giới vẫn có thêm nhiều startup kỳ lân, bất chấp dịch Covid-19
ByteDance và Didi Chuxing là hai kỳ lân lớn nhất thế giới

Dữ liệu của CB Insights cho thấy phần lớn startup kỳ lân của thế giới hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính (72 công ty), tiếp theo là dịch vụ và phần mềm (65 công ty), thương mại điện tử (62). Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, viễn thông và di động và chăm sóc y tế lần lượt có 45, 33 và 31 kỳ lân.

Với con số 501, danh sách startup kỳ lân toàn cầu hiện nayy đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm qua giữa lúc các ngành công nghiệp truyền thống tăng tốc các nỗ lực số hóa và sử dụng trí tuệ nhân tạo. 501 kỳ lân này có tổng mức định giá 1.592 tỉ đô la.

Gần đây nhất, Forter, startup về an ninh mạng của Mỹ và Israel, trở thành startup kỳ lân thứ 500 khi mức định giá của công ty này đạt mức 1,3 tỉ đô la Mỹ vào ngày 19-11.

Tính đến tháng 11, Mỹ dẫn đầu thế giới với 242 startup kỳ lân, tiếp sau đó là Trung Quốc (119). Anh và Ấn Độ mỗi nước có 24 startup kỳ lân và con số này của Đức là 23. Đứng ở ví trí thứ 4 và thứ 5  là Hàn Quốc và Indonesia, lần lượt có 11 và 10 startup kỳ lân. Nhật Bản đứng thứ 11 với 4 công ty khởi nghiệp được định giá từ một tỉ đô la trở lên.

Tốc độ xuất hiện của startup kỳ lân tăng tốc nhờ các nhà đầu tư tổ chức và các nhà đầu tư đặt cược lớn hơn vào các startup khi các mức lãi suất thấp trên toàn cầu khiến hoạt động đầu tư này trở nên hấp dẫn hơn.

ByteDance và Didi Chuxing là hai kỳ lân lớn nhất thế giới

ByteDance, Didi Chuxing, Space X, Stripe, Airbnb là 5 startup kỳ lân giá trị nhất thế giới. Ảnh: CB Insights

Theo báo cáo của CB Insights, 5 startup kỳ lân lớn nhất có tổng giá trị 302 tỉ đô la, dẫn đầu là Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc, đang sở hữu ứng dụng tạo và chia sẻ video ngắn TikTok. Mức định giá của ByteDance đạt 140 tỉ đô la Mỹ hồi tháng 9-2020 tăng 86% so với đầu năm.

Với mức định giá 62 tỉ đô la, hãng công nghệ Didi Chuxing là kỳ lân giá trị lớn thứ hai trên toàn cầu. Nhà cung cấp dịch vụ gọi xe này có hơn 550 triệu người dùng và hàng chục triệu tài xế đối tác. Các dịch vụ của Didi Chuxing bao gồm gọi xe taxi, gọi xe tư nhân, đi chung xe, dùng chung xe đạp, sạc xe điện. Ngoài ra, Didi Chuxing còn cung cấp các dịch vụ ô tô như buôn bán, cho vay mua ô tô, bảo trì đồng thời tham gia các dự án phát triển ô tô với các hãng xe khác. Các startup của Mỹ nắm giữ ba vị trí tiếp theo về mức định giá lớn nhất trên toàn cầu.

Startup hàng không vũ trụ Space X của tỉ phú Elon Musk, Giám đốc điều hàng hãng xe điện Tesla, đứng thứ ba với mức định giá 46 tỉ đô la. Nền tảng xử lý thanh toán trực tuyến Stripe và nền tảng đặt phòng trực tuyến Airbnb đứng thứ tư và thứ năm với mức định giá lần lượt 36 và 18 tỉ đô la.

Dù phần lớn startup kỳ lân đến từ Mỹ, bức tranh kỳ lân toàn cầu đã trở nên đa dạng hơn. Trong nửa đầu thập kỷ này, chỉ có một số nước tạo ra startup kỳ lân nhưng trong những năm qua, số nước sản xuất ra các kỳ lân đã tăng hơn gấp ba. Năm 2017, các startup kỳ lân mới xuất hiện đến từ 10 nước nhưng năm 2020, số nước đóng góp kỳ lân mới đã lên con số 20.

Số startup kỳ lân tăng trưởng nhanh là nhờ đón nhận dòng vốn dồn dập từ giới đầu tư nhưng một yếu tố quan trọng khác là sự xuất hiện của thế hê công nghệ đột phát được hỗ trợ bởi sự phổ cập internet.

Các dịch vụ đám mây với chi phí rẻ chẳng hạn như của Google và Amazon đã giúp các startup mới vận hành và phát triển hoạt động kinh doanh của họ dễ dàng hơn. Trong khi đó, 60% startup kỳ lân trên toàn cầu đến từ các nước có tỷ lệ thâm nhập internet trong dân số trên 80%.

Theo Nikkei Asian Review, Opalesque
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới