Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thí điểm mô hình chính quyền cảng tại Hải Phòng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thí điểm mô hình chính quyền cảng tại Hải Phòng

Lê Anh

Thí điểm mô hình chính quyền cảng tại Hải Phòng
Chính quyền cảng được kỳ vọng sẽ giúp các cảng biển tại Việt Nam phát triển tốt hơn – Ảnh: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang xây dựng đề án nghiên cứu mô hình chính quyền cảng để áp dụng cho cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) nhằm tránh tình trạng cảng biển phát triển manh mún không hiệu quả như hiện nay.

>> JICA: Xem lại hiệu quả cảng biển miền Nam

>> Có ai mua cảng biển không?

>> Cụm cảng Cái Mép-Thị Vải: thừa cảng, thiếu hàng

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, hệ thống cảng biển của Việt Nam hiện nay phát triển rất manh mún, cảng to thì ít cảng nhỏ thì nhiều nên không hiệu quả. Các doanh nghiệp tham gia khai thác cảng cũng rất đa dạng gồm liên doanh, tư nhân, quân đội, doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, cần có một đầu mối tập trung để quản lý, đó chính là chính quyền cảng.

Theo ông Công, hiện tại chỉ có Hải Phòng là có thể áp dụng mô hình chính quyền cảng. Còn tại khu vực Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện tại không thể áp dụng vì có quá nhiều cảng nằm rải rác nên việc quy hoạch vào một đầu mối là rất khó.

Tại Hải Phòng, dự kiến sẽ dành một khu đất rộng để giao cho chính quyền cảng xây dựng nhà máy gia công, kho tàng, bến bãi và được quyền kinh doanh phục vụ cho các khu công nghiệp trong vùng nhằm tạo thành một cảng nước sâu có đầy đủ chức năng.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam (đơn vị đề xuất mô hình), chính quyền cảng sẽ thống nhất quản lý các cảng trong khu vực, tránh tình trạng phát triển manh mún, tự phát, không đồng bộ. Chính quyền cảng không thay thế chính quyền địa phương, mà ngược lại trong chính quyền cảng sẽ có nhân sự của chính quyền địa phương.

Chính quyền cảng khác với chính quyền địa phương là chỉ điều phối hoạt động kinh doanh cảng và các hoạt động liên quan.

Theo Cục Hàng hải, chính quyền cảng sẽ hoạt động theo kiểu chủ cảng. Có nghĩa là nhà nước sở hữu, đầu tư xây dựng cảng và các công trình hạ tầng phục vụ cảng như luồng hàng hải, đường vào cảng,… các công ty tư nhân đấu thầu khai thác quản lý cảng và đầu tư các công trình trên cảng.

Chính quyền cảng chịu trách nhiệm toàn bộ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật trong vùng cảng (trên bờ và dưới nước) bảo đảm cho hoạt động tiếp nhận tàu và vận chuyển hàng hóa, kết nối với mạng giao thông quốc gia và mạng hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm mọi vấn đề liên quan đến môi trường.


 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới