Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thiệt hại nặng do Covid-19, DN logistics muốn giảm thuế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thiệt hại nặng do Covid-19, DN logistics muốn giảm thuế

Lê Anh

(TBKTSG Online) – Nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam giảm 50% doanh thu so với hai tháng cùng kỳ năm 2019 do dịch Covid-19 kéo dài. Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất Chính phủ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2020, xem như một phần để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Thiệt hại nặng do Covid-19, DN logistics muốn giảm thuế
Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp logistics – Nguồn: VLA

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), có khoảng 15% doanh nghiệp logistics bị giảm 50% doanh thu so với cùng năm 2019.  Kết quả khảo sát cũng cho thấy hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ logistics trong nước và quốc tế từ 10% – 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo lý giải VLA, do nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa lưu chuyển giảm mạnh dẫn đến việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải logistics.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng bị giảm nguồn thu đáng kể đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ các nước có dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,…

Hiện nay, các loại hình vận chuyển bằng tàu biển, hàng không, đều cắt giảm tuyến nên hàng nhập về Việt Nam giảm mạnh, giá cước vận chuyển hàng hóa tăng cao hơn so với bình thường nên các doanh nghiệp logictics gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình khó khăn, các doanh nghiệp trong Hiệp hội VLA đề xuất Chính phủ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2020, khoản thuế giảm này xem như một phần để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của năm 2020. Đồng thời, Chính phủ xem xét hoãn và giảm các khoản đóng quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; hảo hiểm y tế từ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

Hiệp hội VLA, kiến nghị Chính phủ làm việc với các hãng vận tải, hãng tàu nhằm giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giảm phí dịch vụ tại cảng để giảm chi phí lưu thông hàng hóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp logistics. Đặc biệt, là việc kiểm soát giá cước vận chuyển không để tăng giá quá cao, trong đó phí LSS, LSS tăng theo quý, nhưng hiện tại hãng tàu đang tăng theo tháng.

Đối với các doanh nghiệp có kho lạnh cần được ưu đãi về giá điện vì hiện nay giá điện dùng cho kho lạnh đang cao hơn giá điện sản xuất từ 25-30%.

VLA cho rằng nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài, Chính phủ cần xem xét giảm chi phí vận tải như giảm giá BOT, phí cầu đường, bến bãi, phí lưu giữ phương tiện, thuế với nhiên liệu bay…để giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt giữa Việt Nam với Trung Quốc đang bị ảnh hưởng rất lớn, do đó Chính phủ chỉ đạo tăng cường vận tải nội địa. Đồng thời, mở rộng kết nối với các nước còn lại trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Thái Lan để giúp vận tải đường bộ có thể bù đắp phần thiếu hụt từ việc hạn chế vận chuyển hàng hóa qua Trung Quốc trong thời gian diễn ra dịch bệnh.

Mời xem thêm:

Ngành logistics trước áp lực phải thay đổi

DN logistics thua đậm trên sân nhà

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới