Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực sản xuất do chiến tranh thương mại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực sản xuất do chiến tranh thương mại

Vũ Dung

(TBKTSG Online) – Đang có sự dịch chuyển dòng vốn từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về nhân lực trong thời gian tới.

Thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực sản xuất do chiến tranh thương mại
Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất sẽ tăng cao. Ảnh: TD

Theo báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam quí 4-2018 của Navigos Search công bố hôm nay 16-1, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đã có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Diễn biến này đã được các chuyên gia dự báo từ trước khi cho rằng, dưới tác động của cuộc chiến tranh thương mại, các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sẽ dần dịch chuyển sang Việt Nam để tránh thuế.

Ông Gaku Echizenya, CEO của Navigos Group cho hay sẽ không có quốc gia nào được hưởng lợi từ cuộc chiến này. Tuy nhiên, chi phí lao động tại Trung Quốc đang tăng khá cao, trong khi Việt Nam vẫn là nước có sức hút trong việc thu hút nguồn vốn FDI do chi phí lao động thấp, vị trí thuận lợi, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị ổn định và có nền kinh tế mở khi tham gia một loạt các Hiệp định thương mại.

Năm 2018, Việt Nam nhận được dòng vốn FDI lớn từ các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan.

“Theo quan sát của chúng tôi, các doanh nghiệp châu Âu cũng đã bắt đầu nhắm tới Việt Nam làm điểm đến đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu tuyển dụng ở tất cả các phân khúc", ông Gaku Echizenya nói.

Theo vị lãnh đạo Navigos Search, dòng vốn FDI mới sẽ giúp người lao động Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm hơn. Theo một báo cáo về dự báo nhu cầu tuyển dụng năm 2019 do VietnamWorks thực hiện cho thấy, có tới 74% lãnh đạo doanh nghiệp trả lời sẽ tăng kế hoạch tuyển dụng trong năm tới.

“Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng nguồn lao động của Việt Nam vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Người lao động cần phải tiếp tục nâng cao kỹ năng để bắt kịp với tiêu chuẩn thế giới”, ông Gaku Echizenya nói.

Theo báo cáo của Navigos Search, các doanh nghiệp chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng đứng trước thách thức lớn trong việc tuyển dụng bởi mức lương đề xuất không có sự cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp hiện tại. Do đó, ứng viên vẫn còn dè chừng trước quyết định chuyển việc sang một môi trường mới.

Ngoài dòng vốn mới từ các quốc gia như Trung Quốc, châu Á, và châu  Âu, bản thân những doanh nghiệp trong lĩnh vực Điện/Điện tử trong nước như tại Hải Phòng và Bắc Ninh trong quí 4-2018 cũng có kế hoạch mở rộng quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp mới cũng sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2019.

Trước làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và kế hoạch mở rộng quy mô của doanh nghiệp nội địa, dự báo của Navigos Search cho thấy mảng Sản xuất Điện tử dự đoán tiếp tục tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng trong năm 2019, bao gồm các lĩnh vực nhân sự cấp trung và cấp cao, thuộc các vị trí như quản lý nhà máy; giám sát; cấp quản lý và trợ lý cho khối văn phòng.

Mời đọc thêm:

Chiến tranh thương mại: Không nên tận dụng cơ hội chỉ để “kiếm ăn vặt”

Vị trí đặt bình chọn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới