Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thủ phạm hay nạn nhân?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thủ phạm hay nạn nhân?

Phan Trọng Hiền

Ngành giáo dich cũng như nhiều ngành và địa phương đặt ra nhiều khoản thu “không bắt buộc”; nhưng phụ huynh hay người dân nào không “tình nguyện” thì sẽ biết ngay hậu quả tai hại thế nào.

(TBKTSG) – Việc lạm thu tiền của học sinh vào đầu năm học lâu nay đã trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” ở nước ta! Năm nào người dân cũng nghe lãnh đạo ngành giáo dục hứa sẽ chấn chỉnh, nhưng đâu vẫn hoàn đấy.

Có người liệt kê các khoản thu ngoài quy định dài cả trang giấy học trò, trong đó có cả những khoản “trời ơi” như quỹ hảo tâm (?), hỗ trợ tiền điện, nước, vệ sinh môi trường, chi phí hoạt động cho Ban đại diện cha mẹ học sinh… Rất tiếc, khi trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận – cũng giống như người tiền nhiệm của ông – đã “đá quả bóng trách nhiệm” này về phía phụ huynh học sinh.

Ông nói: “Đối với những khoản được coi là lạm thu, nhà trường không thể thu nếu không được phụ huynh đồng tình (…). Đề nghị phụ huynh thống nhất mục tiêu, hành động đúng để tiêu cực không tồn tại” (Người lao động, 11-9-2010).

Nói như vậy có nghĩa việc lạm thu là do các bậc phụ huynh đã “hành động không đúng”, sẵn sàng rút tiền đóng nên mới ra nông nỗi!? Ý kiến chủ quan của ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo hầu như chẳng được mấy ai đồng tình.

Một bạn đọc ở quận Tây Hồ (Hà Nội) hỏi thẳng: “Không biết bộ trưởng đã từng làm phụ huynh bao giờ chưa?”. Một bạn đọc khác thì viết: “Nếu trả lời như bộ trưởng thì 100 năm sau cũng không giải quyết được vấn đề. Bởi giải quyết việc thu là chuyện của các nhà quản lý, vậy mà lại đá quả bóng xuống cho dân” (Thanh Niên, 13-9-2010).

Việc lạm thu trong nhà trường, theo tôi, dù dưới danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng là điều khó có thể chấp nhận. Ban đại diện này hầu hết kinh tế gia đình đều khá giả (do có sự chọn lựa trước) và luôn là những người “tích cực hưởng ứng” hoặc trực tiếp đứng ra phát động việc đóng góp tiền bạc “phục vụ việc dạy và học” theo “gợi ý” của nhà trường.

Vì thế, nhiều phụ huynh trên danh nghĩa là tự nguyện đóng góp, nhưng trong lòng không vui bởi họ không muốn con em mình bị phân biệt đối xử hoặc bị bạn bè xem thường! Nếu lãnh đạo ngành giáo dục mà không biết điều này, phải chăng đó cũng là biểu hiện của bệnh quan liêu, xa rời thực tế?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới