Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thủ tướng muốn nâng hạng thị trường chứng khoán từ ‘cận biên’ lên ‘mới nổi’

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thủ tướng muốn nâng hạng thị trường chứng khoán từ ‘cận biên’ lên ‘mới nổi’

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) –  Dù phục hồi khá nhanh sau dịch Covid-19 và đạt được nhiều thành tựu sau 20 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ cần có sự đột phá cả về quy mô và chất lượng để đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế.

Thủ tướng muốn nâng hạng thị trường chứng khoán từ 'cận biên' lên 'mới nổi'
Thủ tướng phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 20 năm hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn: HOSE

Đặt mục tiêu nâng hạng thị trường

Sáng ngày 20-7, tại Lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động của Thị trường Chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM do Bộ Tài chính chủ trì, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá “phong vũ biểu” của nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục nhanh chóng và ổn định dù chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.

“Thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ đã kiên cường vượt qua mọi thử thách của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế khu vực, toàn cầu, đặc biệt là trước những tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong thời gian gần đây và được đánh giá là một trong những thị trường hồi phục nhanh nhất và ổn định nhất trong khu vực”, Thủ tướng nói.

Đi vào hoạt động từ năm 2000 với một trung tâm giao dịch chứng khoán và 2 doanh nghiệp niêm yết, nay thị trường có hơn 1.600 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký trên 2 sở giao dịch với giá trị vốn hóa trên 4 triệu tỉ đồng, tương đương với 65% GDP, trong đó HOSE chiếm gần 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường và là nơi tập trung niêm yết của hầu hết các doanh nghiệp lớn.

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường chứng khoán đã giữ vai trò quan trọng, giúp nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng GDP trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng và tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có xu hướng chậm lại.

Tuy đạt được nhiều thành công nhưng Thủ tướng cho rằng yêu cầu đặt ra đối với thị trường chứng khoán sau 20 năm tích lũy, cần có sự phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn với hệ thống tín dụng ngân hàng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo đó, một trong mục tiêu sắp tới là phải sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên “mới nổi”, trở thành thị trường có chất lượng và sức cạnh tranh tầm khu vực và toàn cầu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), các ban ngành liên quan phải tiếp tục thực hiện 7 nhiệm vụ để thị trường đột phá cả về quy mô và chất lượng, bao gồm việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.

“Ngay trong năm nay, phải ban hành đồng bộ hệ thống nghị định và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; nghiên cứu sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan khác trong thời gian tới”, Thủ tướng nói.

Trên thực tế, giới đầu tư cũng đang chờ đợi nhiều sự thay đổi trên thị trường chứng khoán. Cuối năm ngoái, Quốc hội chính thức thông Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, với nhiều điểm mới được bổ sung nhằm minh bạch hóa thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư, bảo đảm an toàn giao dịch cho thị trường. Đáng chú ý là đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sắp xếp lại 2 Sở Giao dịch hiện tại.

Vẫn còn nhiều hạn chế

Quy mô vốn hóa thị trường Việt Nam mới gần bằng 1/5 thị trường Phillippines, 1/7 thị trường Indonesia và 1/8 thị trường Thái Lan. Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân/ngày của Việt Nam khoảng 180 triệu đô la, chỉ bằng 1/9 thị trường Thái Lan (khoảng 1,5 tỉ đô la), 1/5 thị trường Singapore (864 triệu đô), 1/3 thị trường Malaysia (244 triệu đô).

Báo cáo của HOSE cho thấy tổng giá trị huy động thông qua phát hành thêm trên thị trường cổ phiếu kể từ năm 2000 đến nay ước đạt hơn 295.000 tỉ đồng với 834 đợt phát hành. Đáng chú ý là trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế 2010-2015 mức huy động tăng hơn 5 lần so với giai đoạn 2004-2009.

Sau 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán cũng phát triển thêm nhiều sản phẩm khác nhau, từ thị trường trái phiếu Chính phủ (phát triển mạnh trong những năm qua với quy mô lên đến 20% GDP) cho đến các sản phẩm chứng khoán phái sinh mới mẻ nhưng đầy tiềm năng.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các thị trường trong khu vực, khi quy mô vốn hóa vẫn còn khiêm tốn và cơ cấu giữa thị trường vốn còn mất cân đối.

Cụ thể, quy mô vốn hóa thị trường Việt Nam mới gần bằng 1/5 thị trường Phillippines, 1/7 thị trường Indonesia và 1/8 thị trường Thái Lan. Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân/ngày của Việt Nam khoảng 180 triệu đô la, chỉ bằng 1/9 thị trường Thái Lan (khoảng 1,5 tỉ đô la), 1/5 thị trường Singapore (864 triệu đô), 1/3 thị trường Malaysia (244 triệu đô).

Ngoài ra, các hạn chế khác của thị trường được liệt kê ra là tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước trong nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn còn lớn, nên hạn chế về tính thanh khoản của cổ phiếu, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia còn thấp tỷ trọng tham gia trên giá trị giao dịch đạt khoảng 12-18% trong giai đoạn 2010-2019. Các sản phẩm còn hạn chế, truyền thống vẫn là cổ phiếu. Chất lượng quản trị công ty có cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách xa với thị trường các nước trong khu vực.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới