Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thương mại điện tử Việt Nam trên đà tăng trưởng mạnh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thương mại điện tử Việt Nam trên đà tăng trưởng mạnh

Chí Thịnh

Thương mại điện tử Việt Nam trên đà tăng trưởng mạnh
Phiên toạ đàm, tương tác với khách mời, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến… tại sự kiện VOBF 2018. Ảnh: Chí Thịnh

(TBKTSG Online) – Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thị trường và đại diện các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thì trị trường kinh doanh trực tuyến trong nước đang có sự tăng trưởng mạnh.

Sáng 16-3, sự kiện Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum–VOBF) 2018 vừa diễn ra tại TPHCM với sự tham gia của hơn 2.000 khách mời, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh TMĐT. Bốn phiên thảo luận, tương tác giữa các diễn giả, khách mời, doanh nghiệp được lồng ghép xuyên suốt trong hội thảo với các chủ đề "kết nối và chia sẻ thông tin", "những vấn đề nổi bật trong kinh doanh trực tuyến"…

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho biết lĩnh vực này đang phát triển một cách mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 25% trong năm vừa qua. Các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ cũng bắt đầu tham gia, kết nối với mô hình kinh tế chia sẻ, bán hàng xuyên biên giới (Cross-Border).

Tại hội thảo, đại diện Amazon chia sẻ về định hướng phát triển của hãng tại Việt Nam trong thời gian tới, mở ra một kênh kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá xuyên biên giới. Trên thực tế, Amazon chỉ đề cập đến việc họ đang tìm kiếm các nhà sản xuất, các đơn vị xuất khẩu hàng hóa… tại Việt Nam, không nhắc tới kế hoạch đầu tư hoặc mở văn phòng giao dịch tại thị trường Việt Nam.

Ông Gijae Seong, Trưởng bộ phận bán hàng toàn cầu của Amazon (Singapore) nhận định rằng thương mại điện tử xuyên biên giới đang có đà tăng trưởng mạnh với tốc độ 20-30% trong vài năm tới. Số lượng các nhà bán hàng quốc tế đang tăng nhanh trên hệ thống Amazon.

Trong phiên toạ đàm, các diễn giả khác cũng cho rằng các bộ ngành liên quan tới hoạt động TMĐT cần có những chính sách, quy định cụ thể nhằm giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến phát triển thuận lợi hơn. Nên đặt ra nguyên tắc chung là ủng hộ các mô hình kinh doanh có khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Đại diện Tổng cục Thuế cũng đề cập tới giải pháp quản lý thuế đối với ngành TMĐT. Đây là một công việc khó khăn vì hoạt động kinh doanh trên mạng khá phức tạp, cần phải xác định đúng bản chất giao dịch (giống như mô hình kinh doanh của Uber và Grab).

Bà Mạnh Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng Phòng Chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho rằng hoá đơn giấy vẫn được sử dụng khi mua bán trực tuyến nên cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc xác nhận doanh thu chính xác đối với dịch vụ bán hàng qua mạng. Tổng cục Thuế đã tính đến giải pháp khuyến khích người bán hàng, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sử dụng hoá đơn điện tử trong hoạt động bán hàng.

Sự kiện toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2018 thu hút sự tham gia từ các tổ chức và cá nhân có sức ảnh hưởng lớn tới kinh doanh trực tuyến, bao gồm các đại diện đến từ Tổng cục Thuế, Amazon, Nielsen, NAPAS (Công ty thanh toán quốc gia Việt Nam), VnPost (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam), quỹ đầu tư VinaCapital, Zalo, Mắt bão, PA Vietnam, Vietinbank, Vinaphone, Mobifone, Fado… Sự kiện thường niên này do Hiệp hội TMĐT Việt Nam tổ chức nhằm quy tụ cộng đồng thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Mời đọc thêm

VECOM công bố Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018

DN còn gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng thương mại điện tử

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới