Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tịch thu tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tịch thu tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép

Ngọc Hùng

Tịch thu tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép
Tàu cá neo đậu ở một cảng cá thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Ngọc Hùng

(TBKTSG Online) – Từ trước đến nay, cơ quan chức năng khi bắt được tàu cá đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển Việt Nam chỉ có thể xua đuổi ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế vì thiếu những căn cứ pháp lý, nay cơ quan chức năng đã được trao quyền cho phép phạt tiền lẫn tịch thu tàu cá rồi trục xuất khỏi vùng biển Việt Nam.

>>> Nhiều tàu câu cá ngừ đại dương nằm bờ

>>> Phân hạn ngạch đánh bắt hải sản theo số tàu

Theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản vừa được Chính phủ ban hành, ngoài việc cơ quan quản lý được quyền đưa ra mức phạt lên đến 100 triệu đồng thì còn tịch thu tàu cá, tịch thu hải sản khai thác trái phép, trục xuất thuyền viên nước ngoài khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-11.

Số tiền phạt nói trên là mức cao nhất trong tất cả hình thức xử phạt đối với cá nhân được đưa ra trong nghị định 103. Đây cũng là điều khoản mới mà Nghị định 31/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản vốn có hiệu lực 15-5-2010 chưa có.

Theo Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), việc có Nghị định 103 thay thế cho Nghị định 31 trước đó là do trong thời gian qua đã có một số tàu cá đánh của nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển Việt Nam nhưng cơ quan chức năng không biết căn cứ vào quy định nào để xử phạt. Nay, với những gì đã được đưa ra trong Nghị định 103 sẽ thuận lợi hơn cho việc ra xử phạt với tàu cá đánh bắt hải sản trái phép.

Thẩm quyền để đưa ra mức phạt này là Chủ tịch UBND các tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Chánh thanh tra Bộ NN-PTNT, Tư lệnh Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục cảnh sát đường thủy.

Liên quan đến đánh bắt hải sản xa bờ, trước đây, Bộ NN-PTNT cho biết, sau khi điều tra xong nguồn lợi thủy sản thì sẽ phân hạn ngạch đánh bắt hải sản dựa trên số lượng các loại tàu cá các tỉnh đang có.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng của năm nay Việt Nam đã khai thác hơn 2 triệu tấn hải sản các loại. Những tỉnh có sản lượng khai thác lớn như Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, do chi phí nguyên liệu cho mỗi chuyến đi biển chiếm khoảng 2/3 chi phí chung vì ngoài xăng dầu còn có ngư cụ, nước đá, nhân công… đều tăng 10-15% so với năm trước trong khi giá bán hải sản sau mỗi chuyến đi bấp bênh nên đã có một số tàu đánh bắt có công suất lớn hiện đã tạm ngưng hoạt động.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới