Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tiếp tục hạ dư địa tín dụng và tổng phương tiện thanh toán

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tiếp tục hạ dư địa tín dụng và tổng phương tiện thanh toán

Ngọc Lan

Tiếp tục hạ dư địa tín dụng và tổng phương tiện thanh toán
Chính phủ tiếp tục giảm dư địa tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán nhằm kiểm soát lạm phát. Ảnh:TL

(TBKTSG Onlines) – Tái khẳng định kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một của nền kinh tế nên qua 9 tháng đầu năm, dù kinh tế vĩ mô đạt được những kết quả tích cực, Chính phủ vẫn chỉ đạo không nhất thiết sử dụng hết giới hạn dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán (M2) đã đề ra từ đầu năm.

Theo Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, mục tiêu dư nợ tín dụng năm nay tăng trưởng không quá 20% và tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%. Tuy nhiên, diễn biến tình hình nền kinh tế 9 tháng đầu năm cho thấy, việc giữ mục tiêu lạm phát ở mức 18%, tăng trưởng GDP 6% phải đi kèm với yêu cầu hàng đầu là quyết liệt ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua việc tiếp tục thắt chặt các chính sách tài chính-tiền tệ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói tại cuộc họp báo Chính phủ hôm 26-9: “Không nhất thiết sử dụng hết giới hạn tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán, mỗi thứ sẽ giảm thêm 3 điểm phần trăm nữa so với mục tiêu”. Cụ thể, về cung tiền, tăng dư nợ tín dụng sẽ chỉ ở mức 15-17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12%. Đồng thời Chính phủ tiếp tục đặc biệt quan tâm đến thanh khoản ngân hàng, giám sát chặt chẽ các hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, nhất là về nợ xấu, kiểm soát tốt cho vay nợ bất động sản, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay Chính phủ thống nhất nhận định, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát luôn ở mức cao và cần kiểm soát chặt chẽ là do tổng mức đầu tư vượt quá tiết kiệm, tín dụng, tiền tệ nới lỏng… Đặc biệt nhất là nhu cầu đầu tư cho tăng trưởng, nhất là đầu tư công đặc biệt cao nên cần hạn chế hơn nữa. “Để góp phần làm giảm tổng cầu, chỉ có các dự án cấp bách, các dự án ưu tiên nhất trong thứ tự ưu tiên mới được cấp vốn để đầy nhanh tiến độ hoàn thành”, ông Đam nói.

Liên quan đến vấn đề tranh cãi gay gắt giữa Bộ Công Thương và Bộ Tài chính xung quanh vấn đề điều hành thị trường xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói việc Chính phủ ban hành Nghị định 84 về quản lý, kinh doanh xăng dầu là nằm trong lộ trình từng bước đưa giá xăng dầu cũng như các mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước đang kiềm chế giá ra thị trường. Chính phủ cho rằng các ý kiến trái chiều tranh luận tại hội thảo của hai bộ là chuyện bình thường. Vấn đề là Nhà nước đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản về điều hành giá: 1/ Công khai, minh bạch (xăng dầu, điện…). 2/ Sử dụng quỹ bình ổn giá theo đúng quy định. 3/ Công khai lỗ lãi, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các ngành nói trên. Xuất phát từ quan điểm đó, ông Đam không trả lời thẳng vào các câu hỏi nêu trên, chỉ nhắc lại rằng các mặt hàng nhà nước kiềm chế giá cơ bản sẽ được thực hiện theo giá thị trường.
Trong lúc đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết, cụ thể vấn đề lỗ lãi của các doanh nghiệp xăng dầu sẽ có câu trả lời trong 2 tuần tới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới