Thứ Sáu, 2/06/2023, 14:49
33 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Tiki và Sendo sẽ mạnh hơn khi về cùng mái nhà

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tiki và Sendo sẽ mạnh hơn khi về cùng mái nhà

Chí Thịnh

(TBKTSG Online) – Hai sàn thương mại điện tử Tiki và Sendo nếu bắt tay với nhau sẽ tạo nên sức mạnh như thế nào trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến; hoặc chỉ đơn giản là hai bên cùng chia sẻ tập khách hàng, kết nối một số khâu vận hành trong hệ thống kinh doanh…

Tiki và Sendo sẽ mạnh hơn khi về cùng mái nhà
Sàn TMĐT Tiki đang tăng cường hoạt động giao nhận, mở rộng kho hàng, chăm sóc khách hàng… Ảnh: DNCC

Tiki và Sendo về cùng nhà?

Hai sàn thương mại điện tử tiki.vnsendo.vn được cho là đã đạt được thỏa thuận sáp nhập dựa trên sự kết nối của các nhà đầu tư vào các sàn TMĐT này. Theo bản tin hôm 22-5 của trang tin công nghệ Dealstreet Asia, hai nhà đầu tư cho hai sàn TMĐT Việt Nam là tập đoàn JD.com (Trung Quốc) và SoftBank (Nhật Bản) đã "ngồi lại" với nhau để thỏa thuận về việc sáp nhập Tiki và Sendo.

Hiện tại, Sendo cho hay "không trả lời cho thông tin được đăng tải trên tờ Dealstreet Asia", trong khi đó người đại diện truyền thông của sàn TMĐT Tiki cho biết không có bình luận gì về thông tin sáp nhập. 

Vậy nếu như thương vụ này đã được các nhà đầu tư “ấn định” từ trước, thì hai trong số bốn sàn giao dịch trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam này sẽ được sáp nhập như thế nào?

Theo dự đoán của một số chuyên gia trong ngành, Tiki và Sendo – hai sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam – sẽ không thể hợp nhất (để trở thành một sàn duy nhất) vì mô hình kinh doanh, cách thức vận hành hệ thống… của hai bên khác nhau. Do đó, nếu có về chung nhà thì họ chỉ bổ trợ cho nhau những điểm mạnh, tận dụng lượng khách hàng của nhau.

Ông Đặng Đăng Trường, Trưởng bộ phận tiếp thị nội dung của iPrice Group, cho rằng, cả Tiki và Sendo đều có thế mạnh riêng, có thị trường riêng và có ngành hàng chủ lực riêng. Cho nên việc sáp nhập này nếu có xảy ra cũng là một bước đi hợp lý và sẽ giúp cả hai; đặc biệt là Tiki có thêm tiềm lực để phát triển.

Trước đó, khi có tin đồn về việc sáp nhập Tiki và Sendo “bùng” lên vào tháng 2-2020, giới kinh doanh trực tuyến đã không tin rằng hai đơn vị này sẽ sáp nhập với nhau vì hai bên có mô hình kinh doanh khác nhau, hướng phát triển cũng khác nhau… Nhưng cũng có ý kiến cho rằng hai sàn TMĐT này có thể bổ sung các lợi thế cho nhau về hệ thống kho bãi, đội ngũ giao nhận, chăm sóc khách hàng, độ phủ thị trường…

Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) trước đó cũng cho rằng nếu như Tiki và Sendo sáp nhập với nhau sẽ tạo ra một doanh nghiệp TMĐT nội địa đủ khả năng cạnh tranh đường dài với doanh nghiệp TMĐT nước ngoài.

Hiện tại, Tiki và Sendo là hai doanh nghiệp TMĐT trong nước đủ khả năng cạnh tranh với các sàn TMĐT nước ngoài trong cuộc chiến giành thị phần tại Việt Nam. Đây cũng là hai thương hiệu thường xuyên nằm trong bốn vị trí dẫn đầu thị trường về lượt truy cập trang web cũng như người dùng ứng dụng bên cạnh Shopee và Lazada (thường gọi là Big Four). Trong khi đó, các sàn TMĐT trong nước cũng như một số trang web kinh doanh TMĐT nước ngoài đứng trước sức ép cạnh tranh cũng lần lượt rời bỏ cuộc chơi trong vòng mấy năm nay.

Bổ sung điểm mạnh cho nhau

Theo ý kiến của một số chuyên gia, Tiki và Sendo có thể bổ sung cho nhau những điểm còn đang thiếu, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh… Họ cũng có thể khai thác kho dữ liệu khách hàng của nhau, kết nối hệ thống giao nhận (ví dụ như dịch vụ giao hàng Tiki Now),

Giả định như Tiki và Sendo không hợp nhất (vẫn hoạt động như hai hệ thống độc lập) mà chỉ liên kết với nhau nhằm mục đích tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng thì về cơ bản thị trường TMĐT cũng không có sự thay đổi đáng kể. Chỉ khác một điều, nếu thương vụ này xảy ra thì Tiki và Sendo cùng chia sẻ hạ tầng kỹ thuật, chuỗi cung ứng và công nghệ nhằm tối ưu hóa nguồn lực và chi phí vận hành để cạnh tranh với hai sàn TMĐT Shopee và Lazada.

Theo số liệu từ Công ty đo lường SimilarWeb vào năm 2019, sàn TMĐT Tiki có thế mạnh về thu hút lưu lượng truy cập, kết nối của người dùng từ mạng xã hội; còn Sendo lại có ưu thế về tối ưu hóa kết quả tìm kiếm (SEO), thu hút lượng truy cập tự nhiên (organic search). Do đó, nếu hai đơn vị này hợp sức với nhau sẽ hỗ trợ nhau để tăng nhanh lượng truy cập trang web cũng như kết nối ứng dụng mua sắm di động.

Như hiện nay, sàn TMĐT Tiki chiếm ưu thế với nhóm khách hàng sinh sống ở các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội và TPHCM. Còn sàn TMĐT Sendo với số lượng gian hàng, nhà bán hàng… đa dạng sản phẩm, lại phù hợp với người tiêu dùng ở khu vực ngoại thành và nông thôn.

Tiki cũng có thế mạnh về giao hàng tức thời (Tiki Now), luôn bổ sung mặt hàng mới (như ngành hàng thực phẩm tươi sống); còn Sendo cũng bắt tay với các công ty giao nhận để rút ngắn thời gian giao hàng, đáp ứng nhu cầu nhận hàng sớm của khách hàng.

Đối mặt với hai “ông lớn” về TMĐT như Shopee (được hậu thuẫn bởi SEA) và Lazada (Tập đoàn Alibaba), cơ hội sống còn của Tiki và Sendo sẽ cao hơn nếu hai đơn vị này bắt tay, cùng hợp sức với nhau để cạnh tranh.

Theo báo cáo về TMĐT Việt Nam của iPrice Group, dẫn đầu bảng xếp hạng các web TMĐT trong quí 1-2020 vẫn là Shopee Việt Nam với 43,16 triệu lượt truy cập mỗi tháng; Shopee tăng thêm 5,2 triệu lượt truy cập mỗi tháng so với quí trước. Trang web của Tiki đạt 24 triệu lượt truy cập/tháng, đạt vị trí số 2 trong quí 1-2020. Còn lượng truy cập vào trang web của Lazada Việt Nam và Sendo đạt số lượt tương ứng trong tháng là 19,8 triệu và 17,8 triệu so với quý này lần lượt xếp vị trí số 3 và 4.

Mời đọc thêm

Thương mại điện tử: Đốt tiền mãi cũng mệt!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới