Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tìm bệnh chống lạm phát đã đúng chưa?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tìm bệnh chống lạm phát đã đúng chưa?

Xuất khẩu thủy sản hiện đang bị ảnh hưởng nhiều nhất khi đồng Việt Nam tăng giá so với đồng đô la Mỹ – Ảnh: Lê Toàn

(TBKTSG Online) – Đọc bài “Chống lạm phát: phải tìm đúng bệnh” của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (Đại học Kinh tế TPHCM), bạn đọc Đại Việt cho rằng tác giả chỉ không đúng bệnh. Tòa soạn xin trích đăng ý kiến này để bạn đọc góp ý thêm.

1. Hiệu ứng từ tỷ giá sang lạm phát (exchange rate pass-through), chị Trang trích dẫn bài viết của Jonathan McCarthy, 1999, Corsetti và Dedola 2002 trong lập luận theo tôi là chưa hợp lý. McCarthy dùng mô hình VAR cho các nước phát triển như Mỹ, Đức, và Nhật, Corsetti và Dedola ứng dụng cho các nước EU.

Tôi nghĩ chị Trang nên đọc bài viết của Reinhart, Rogoff and Savastano “Addicted to Dollar” NBER10015 khi trích dẫn về exchange rate pass-through của các nước đang phát triển. Có một kết luận quan trọng như thế này: các nước đang phát triển có độ đô la hóa càng lớn thì hiệu ứng càng cao. Tỷ lệ đô la hóa tại Việt Nam thì mọi người quá rõ rồi.

2. Rủi ro giao dịch: đã ra biển lớn thì phải tập bơi và quen với gió bão. Nước nào cũng phải chấp nhận luật chơi của hội nhập. Khuynh hướng tránh dao động tỷ giá (Fear of Floating) là phổ biến tại các nước đang phát triển tuy nhiên phải biết lựa tình hình kinh tế thế giới mà đối phó.

Chị nhìn sang tỷ giá các nước đang phát triển khác có điều kiện giống Viêt Nam thì sẽ thấy họ đối phó như thế nào. Họ đi trước chúng ta nên không thể nói rằng họ không ý thức được rủi ro tỷ giá. Khi gió nhẹ thì Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp ngược gió được nhưng khi cuồng phong và bão lớn thì phải tìm cách mà lựa. Đô la Mỹ mất giá mạnh trên toàn thế giới hiện nay như trận cuồng phong đối với không chỉ Việt Nam mà với tất cả các nước khác.

Còn chuyện nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng châu Á thì rất mong có dịp trao đổi chuyên môn với chị vì tôi có nhiều điểm thắc mắc về lập luận của chị.

3. Đồng Việt Nam lên giá không giảm nguồn vốn nước ngoài như chị phân tích. Đúng, nhưng mục đích của ta không phải là ngăn toàn bộ nguồn vốn nước ngoài mà chỉ hạn chế những nguồn rất ngắn hạn, mang tính đầu cơ rủi ro cao thôi. Linh hoạt tỷ giá có tác dụng như vậy.

 4. Chị trích dẫn câu nói của Milton Friedman:” Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon” nhưng lại kiến nghị chính sách tài khóa, tôi nghĩ là cần rất nhiều trao đổi thêm ở góc độ học thuật. Hơn nữa, tôi muốn biết chủ thể “ta” ở đây là ai? “Ta” là chị muốn nói Chính phủ hay “thị trường” ta vậy? Hai chủ thể này tương đối khác nhau trong kinh tế thị trường.

ĐẠI VIỆT

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới