Thứ Bảy, 1/04/2023, 13:54
32 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Tìm cách làm hợp tác Nhà nước-tư nhân suôn sẻ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tìm cách làm hợp tác Nhà nước-tư nhân suôn sẻ

Hạ tầng giao thông là lĩnh vực cần nhiều sự hợp tác nhà nước-tư nhân về vốn đầu tư. Trong ảnh là dự án đường Sài Gòn-Trung Lương – Ảnh: Báo Giao thông Vận tải

(TBKTSG Online) – Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển các công trình hạ tầng ở Việt Nam rất lớn nhưng với nguồn ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên mô hình hợp tác Nhà nước – tư nhân (PPP) rất được quan tâm.

Thực tế, đã có một số công trình như dự án điện Phú Mỹ, các dự án đường cao tốc TPHCM- Long Thành- Dầu Giây, Sài Gòn- Trung Lương hoặc một số dự án khác như đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, Cầu Giẽ-Ninh Bình đang triển khai theo mô hình hợp tác này.

Trong một cuộc hội thảo của Bộ Kế hoạch- Đầu tư diễn ra cuối tuần trước tại Hà Nội, ông Nguyễn Tự Nhật, Phó Vụ trưởng Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân của bộ này cho biết nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng mỗi năm cần khoảng 400 ngàn tỉ đồng (25 ngàn tỉ đô la Mỹ). Nhưng hiện nay, mỗi năm chỉ huy động được khoảng 250 ngàn tỉ đồng (từ 50-60% nhu cầu).

Do đó, theo ông Nhật, Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào hạ tầng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay có trên 40 dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) nhưng chỉ vài dự án thành công, còn hầu hết có nhiều vướng mắc. Do vậy, chưa nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư theo hình thức PPP.

Hợp tác Nhà nước – tư nhân trong đầu tư phát triển hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, theo đó, một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước thì được gọi tắt là hợp tác PPP.

Ông Đặng Huy Đông, Vụ trưởng Vụ quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch- Đầu tư) nhận định rằng mong muốn của bất cứ quốc gia nào cũng là nhân rộng được mô hình PPP để giảm các nguồn đầu tư của Chính phủ cho các lĩnh vực hạ tầng xã hội, nơi luôn “ngốn” nguồn vốn lớn.

Tuy nhiên, giữa mong muốn và hành động không phải lúc nào cũng song hành. Ông nói: “PPP là một hợp đồng hợp tác chia sẻ lợi nhuận và cả rủi ro giữa Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân”. Có nghĩa là, trong tất cả các cuộc đầu tư, đàm phán PPP, không bên nào muốn bị “hớ”.

Với vai trò đại diện cho Chính phủ tham gia đàm phán các dự án PPP, Bộ Kế hoạch- Đầu tư không muốn tiền đóng thuế của người dân thu về ngân sách được chi đầu tư cho các dự án PPP mà Nhà nước lại thua thiệt. “Cách đàm phán thông qua thương lượng phải bỏ. Kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam cũng như các nước cho thấy, muốn để mô hình hợp tác này thành công cho các bên, chỉ có cách là đấu thầu cạnh tranh”, ông Đông nhận xét.

Ông Đông cũng cho rằng, muốn chuyển từ phương án đàm phán thương lượng sang đấu thầu cạnh tranh một cách hiệu quả, không có cách gì khác là phải có những nghiên cứu khả thi trước khi ký hợp đồng để biết được các khoản đầu tư, các khoản thu phí ra sao, thời hạn bao lâu để người thu phí sau này (là các nhà đầu tư) và những người bị thu phí là người dân đều cảm thấy chấp nhận được về quyền lợi và nghĩa vụ.

Theo ông Jim Winkler, Giám đốc dự án VNCI của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, Việt Nam nên nghiên cứu việc yêu cầu chọn người thắng thầu trong các dự án PPP phải đáp ứng các điều kiện sau: 1) Mức giá thấp cho người sử dụng, 2) Sử dụng vốn ngân sách ít nhất. Nhà đầu tư nào có cả hai yếu tố trên là thắng thầu.

NGỌC LAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới