Thứ Bảy, 10/06/2023, 02:18
28 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Tín dụng giảm tốc, lo ngại nợ xấu tăng lên vì Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tín dụng giảm tốc, lo ngại nợ xấu tăng lên vì Covid-19

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Nhu cầu vay vốn tiếp tục giảm trước diễn biến phức tạp của Covid-19 chưa biết khi nào kết thúc. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sáu tháng cuối năm.

Tín dụng giảm tốc, lo ngại nợ xấu tăng lên vì Covid-19
Tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ nhưng được đánh giá là phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Ảnh: V.D.

Tại buổi họp báo thông tin hoạt động ngân hàng trong sáu tháng đầu năm 2020, số liệu của NHNN cho thấy tín dụng tăng trưởng 1,96% tính đến ngày 29-5, còn tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 3,4% so với cuối năm 2019.

Trong đó, tín dụng khu vực nông thôn tăng khoảng 0,3%, lĩnh vực xuất khẩu tăng khoảng 4,94%, lĩnh vực công nghệ tăng 2,92%, công nghiệp phụ trợ khoảng 2,27%, trong khi tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng tiêu dùng lại giảm. Ước tính trong sáu tháng đầu năm nay cho thấy tốc độ tín dụng tăng trưởng chỉ bằng khoảng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN, việc giảm tốc tín dụng cũng phù hợp với tình hình tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế. Theo đó, nhu cầu tín dụng trong thời điểm dịch bệnh bùng phát là không lớn, nhưng điều quan trọng lại là dòng tiền.

Cũng theo vị đại diện NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm, thanh khoản ngân hàng còn rất dồi dào. “Các ngân hàng thương mại luôn sẵn nguồn vốn cung ứng cho người dân trong giai đoạn trong và sau khi đại dịch kết thúc. Trong trường hợp cần thiết thì NHNN sẽ thực hiện tái cấp vốn”, bà Hồng nói.

Về những tháng cuối năm, bà Hồng cho biết NHNN tiếp tục đặt trọng tâm vào việc tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân chịu khó khăn bởi dại dịch Covid-19.

Đánh giá của cơ quan quản lý cho thấy hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp vẫn sẽ bị ảnh hưởng, hành vi tiêu dùng, phương thức sản xuất, xu hướng đầu tư cũng sẽ thay đổi tùy theo ngành nghề và quy mô. Những thay đổi này sẽ được “cập nhật” theo diễn biến phức tạp của Covid-19, vốn chưa biết khi nào mới kết thúc trong khi nền kinh tế có độ mở cao. Do đó, việc tăng trưởng trở lại vẫn cần nhiều thời gian và sự thay đổi.

Trước đó, NHNN đã tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp ở nhiều địa phương. Mới đây, NHNN cũng đang lấy ý kiến bổ sung cho dự thảo sửa đổi điều chỉnh một số điều của Thông tư. Do đó, NHNN đã sớm ban hành Thông tư 01, giải quyết nhu cầu thiết thực cho doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của Covid-19.

Với lo ngại về rủi ro nợ xấu phát sinh ở ngân hàng trong thời gian, đại diện NHNN cho biết sẽ yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa từ đầu, đặc biệt là với những ngân hàng đang phải tái cấu trúc theo kế hoạch đã được phê duyệt trước đây. Cơ quan quản lý cũng xác định chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng sẽ thay đổi vì dịch Covid-19, nên bản thân các tổ chức tín dụng sẽ phải rà soát, cập nhật và điều chỉnh và NHNN sẽ theo dõi sát sao, đặc biệt là với cơ quan thanh tra giám sát.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), trong hơn hai tháng qua các tổ chức tín dụng, bao gồm cả các công ty tài chính và ngân hàng nước ngoài, đều tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 với lãi suất cho vay tính theo năm giảm mạnh trong khoản 0,5-2,5%, thậm chí có ngân hàng còn giảm tới 3-4%.

Hơn 1,2 triệu tỉ đồng được miễn, giảm, hạ lãi suất

Các số liệu được cập nhật đến ngày 8-6 cho thấy, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 249.108 khách hàng với dư nợ 172.365 tỉ đồng; 403.177 khách hàng với dư nợ hơn 1,2 triệu tỉ đồng được miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay.

Còn doanh số cho vay mới lãi suất ưu đãi lũy kế từ 23-1 đến nay đạt 978.529 tỉ đồng, cho vay 225.514 khách hàng với mức lãi suất thấp hơn (phổ biến ở mức 0,5 – 2,5% so với trước dịch).

Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội đã gia hạn nợ hơn 3.856 tỉ đồng cho 152.796 khách hàng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 1.567,6 tỉ đồng cho 75.209 khách hàng, cho vay mới 826.473 khách hàng với dư nợ 31.149,2 tỉ đồng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới