Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tín hiệu xấu từ thị trường đường thế giới

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tín hiệu xấu từ thị trường đường thế giới

Thái Hằng  

Nông dân thu hoạch mía. Giá mía nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL ở mức trên 900.00 đồng/tấn. Ảnh:kinhtenongnghiep

(TBKTSG Online) – Giá đường thế giới đứng ở mức cao nhất trong hơn 20 năm qua ở phiên giao dịch đầu năm 2010 và dự báo sẽ tác động đến giá đường trong nước, vốn cũng trong tình trạng không ổn định.  

Trong phiên giao dịch đầu năm 2010 trên sàn giao dịch hàng hóa quốc tế London, giá đường tinh kỳ hạn tháng 3 giao dịch tại mức trên 700 đô la Mỹ/tấn, mức cao nhất trong 20 năm qua. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do sụt giảm mạnh sản lượng từ 2 quốc gia trồng mía lớn nhất thế giới là Brazil và Ấn Độ vì thiên tai liên tiếp trong năm qua.  

Hãng tin Bloomberg cũng đưa ra dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 13,5 triệu tấn đường trong năm 2009-2010, và đây là năm thứ 2 liên tiếp thế giới đối mặt với tình trạng cung không đủ cầu.  

Giá đường trong nước thường đi theo giá đường thế giới. Trước diễn biến thị trường thế giới như trên, ông Nguyễn Xuân Trình, Phó chủ tịch Hội mía đường Việt Nam đưa thêm thông tin cung đường cả nước niên vụ này sẽ thiếu hụt thêm vài trăm ngàn tấn so với năm qua, do vậy, giá đường sẽ tăng trong thời gian tới.  

Nguyên nhân thiếu đường thiếu mía cũng có nhiều như sản lượng thấp, diện tích trồng thu hẹp, bị ảnh hưởng thiên tai… Như nhà máy đường lớn của tỉnh Hậu Giang là Long Mỹ, Vị Thanh, tháng 9 đã cho thu hoạch mía sớm để chạy lũ, do ép mía khi còn non nên cho năng suất thấp. Chưa kể các nhà máy đường vùng Nam Trung bộ vừa qua cũng bị hụt đến 50% mía nguyên liệu do hậu quả cơn bão số 9 và 11.     

Ông nói năm nay vụ ép sẽ kết thúc sớm 2 tháng, thay vì đến tháng 6 vì không còn mía nguyên liệu. Đường nhập lậu của Thái Lan thường vào Việt Nam từ tháng 12 như mọi năm thường làm “hạ nhiệt” ít nhiều giá đường, năm nay cũng không đáng kể vì Thái Lan vừa rồi cũng mất mùa mía nguyên liệu.  

Giá đường cuối tháng 12 vừa rồi có giảm nhẹ, theo ông Trình là do các công ty mía đường ở ĐBSCL gặp khó khăn khi vay tiền từ ngân hàng để trả tiền mía cho nông dân sau thu hoạch, đã cho bán non đường đã ép trước đó với giá thấp hơn 1.000-1.500 đồng/kg, đến mức ngày 24-12 hiệp hội đã phải bàn với Ngân hàng Nhà nước để tháo gỡ nút thắt cho vay.   

Lượng đường trên hiện đang được Công ty Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn, Thành Thành Công, đường Biên Hòa bán lẻ ở TPHCM với mức trên dưới 17.500 đồng/kg. Nhưng sau khi tiêu thụ hết lượng đường này thì “không thể đoán được giá đường bán lẻ sẽ biến động thế nào”, ông Trình cho biết.              

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới