Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tin vắn quốc tế ngày 16-9

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tin vắn quốc tế ngày 16-9

Phúc Minh

Thép Eiffel bị báo động bom giả khiến hơn 20.000 người phải sơ tán. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Pháp: Tháp Eiffel bị báo động đánh bom giả.

Tháp Eiffel tại thủ đô Paris, kiến trúc mang tính biểu tượng của Pháp, tối ngày 14-9 bị đe dọa đánh bom khiến hơn 20.000 người sống ở vùng lân cận phải sơ tán.

Cảnh sát sau đó tiến hành điều tra nhưng không tìm thấy chất nổ nên xác định đó là báo động giả.

Cảnh sát cho biết lúc 20 giờ 20 phút ngày 14-9, một người gọi điện cho công ty quản lý tháp Eiffel cho biết có vật gây nổ trên tháp Eiffel nhưng không tiết lộ danh tánh. Công ty quản lý tháp Eiffel sau khi nhận cuộc gọi đã thông báo ngay cho cảnh sát.

Cảnh sát lập tức đến tháp Eiffel để tìm kiếm. Sau khi điều tra, cảnh sát không tìm thấy bất kỳ vật liệu gây nổ nào trên tháp nên đã gỡ bỏ cảnh báo. Đến nay, tháp Eiffel và các vùng lân cận đã mở cửa trở lại cho công chúng.

***

Mỹ: Giá nhà sẽ tiếp tục giảm trong 3 năm nữa

Các nhà phân tích của Moody’s, Fannie Mae, Morgan Stanley và Barclays dự đoán xu hướng sụt giảm giá nhà tại Mỹ có thể tiếp tục trong 3 năm nữa.

Các nhà phân tích chỉ ra việc tịch thu nhà thế chấp tại Mỹ khiến giá nhà giảm liên tục. Từ năm 2006 đến nay, giá nhà tại Mỹ đã giảm 28%.

Nhà chiến lược bất động sản của Morgan Stanley, ông Oliver Chang, nói: “Vấn đề nằm ở chỗ cung vượt quá cầu. Một khi giá nhà chạm đáy, chúng ta phải cần từ 3-4 năm để giá nhà tăng lên 1-2% mỗi năm”.

***

Alan Greenspan: Hiệu quả kích thích kinh tế ít hơn dự kiến

Ông Alan Greenspan cho rằng hiệu quả kích thích kinh tế ít hơn dự kiến. Ảnh: TL

Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Alan Greenspan cho biết hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế ít hơn dự kiến, chính phủ Mỹ cần phải nhường đường, cho phép doanh nghiệp và thị trường định hướng phục hồi kinh tế.

Ông Greenspan tham dự hoạt động do Ủy ban quan hệ ngoại giao tổ chức tại New York ngày 15-9 cho biết phải tìm cách để nền kinh tế tự phục hồi.

Ông lưu ý mức đầu tư thấp cho thấy người ta thiếu niềm tin vào nền kinh tế. Ông cũng cho biết ông ủng hộ tăng thuế để hạn chế thâm hụt ngân sách liên bang.

***

Dịch vụ tài chính toàn cầu vẫn tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng

Tiểu ban trợ giúp những người nghèo nhất của Ngân hàng Thế giới (CGAP) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành báo cáo khảo sát hàng năm cho thấy dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, dịch vụ tài chính tại các nước đang phát triển vẫn tăng trưởng.

Báo cáo tiến hành khảo sát những người quản lý tài chính tại hơn 140 nước trên thế giới, phát hiện trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2009, số lượng tài khoản ngân hàng trên toàn cầu tăng lên, người ta cũng sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn.

***

Ấn Độ: Thâm hụt thương mại mở rộng trong tháng 8

Thư ký Bộ Thương mại Ấn Độ, Rahul Khullar cho biết thâm hụt thương mại của Ấn Độ trong tháng 8-2010 mở rộng đến 3,06 tỉ đô la Mỹ. Trong tháng 8-2010, xuất khẩu của Ấn Độ tăng trưởng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 16,64 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, nhập khẩu tăng đến 32,6%, đạt 29,7 tỉ đô la Mỹ.

Trong 5 tháng đầu của năm tài chính hiện tại (từ tháng 4-2010 đến tháng 8-2010), thâm hụt thương mại của Ấn Độ đạt 56,62 tỉ đô la Mỹ. Ông Khullar dự đoán thâm hụt thương mại trong năm tài chính này có thể đạt 135 tỉ đô la Mỹ.

Ông Khullar nói: “Thâm hụt thương mại mở rộng là một mối lo nghiêm trọng. Ấn Độ cần phải tăng cường xuất khẩu để bù đắp thâm hụt”.

***

WTO đưa ra phán quyết về trường hợp EU – Boeing

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 15-9 đưa ra phán quyết liên quan đến trường hợp Liên minh châu Âu (EU) kiện chính phủ Mỹ cung cấp trợ cấp bất hợp pháp cho nhà sản xuất máy bay Boeing (Mỹ).

Bản phán quyết dài 1.500 trang, hiện chỉ quan chức chính phủ mới có được. Các chi tiết sẽ được công bố sau vài ngày nữa.

Trước đó, EU cho rằng Boeing nhận được 24 tỉ đô la Mỹ ưu đãi về thuế từ chính phủ liên bang và tiểu bang của Mỹ.

Quan chức WTO cho biết kết quả phán quyết có thể cho thấy Boeing nhận được trợ cấp bất hợp pháp dưới một số hình thức từ chính phủ Mỹ.

EU cho rằng chính phủ Mỹ cung cấp trợ cấp bất hợp pháp cho Boeing. Ảnh: TL

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới