Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tình hình Hy Lạp nghiêm trọng thế nào trong thời gian tới?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tình hình Hy Lạp nghiêm trọng thế nào trong thời gian tới?

Phúc Minh

Tình hình Hy Lạp nghiêm trọng thế nào trong thời gian tới?
Hy Lạp tuyên bố sẽ đi theo đường lối chống khắc khổ, trong khi bộ ba chủ nợ cương quyết không xóa nợ cho Hy Lạp. Ảnh: WSJ

(TBKTSG Online) – Hy Lạp bất chấp mọi khó khăn tài chính, từ chối các khoản tài trợ mới và tuyên bố sẽ đi theo đường lối chống khắc khổ, trong khi bộ ba chủ nợ là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cương quyết không xóa nợ cho Hy Lạp.

Tuần qua, căng thẳng bao trùm các cuộc đàm phán giữa chính phủ mới của Hy Lạp và bộ ba chủ nợ. Trong khi chính phủ Hy Lạp kêu gọi các chủ nợ giảm một nửa số nợ hiện lên đến 175% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này thì Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết không có ý định xóa nợ cho Hy Lạp. Bà Merkel và các nhà lãnh đạo EU lo ngại nếu xóa nợ cho Hy Lạp, các nước khác trong khu vực sẽ đưa ra yêu cầu tương tự.

Chính vì vậy, Đức cho biết sẽ tiếp tục "thể hiện sự đoàn kết với Hy Lạp" nếu Hy Lạp chịu tiến hành cải cách và thực hiện các biện pháp tiết kiệm, thậm chí sẵn sàng triển khai gói hỗ trợ tín dụng trị giá đến 20 tỉ euro cho Hy Lạp.

Tuy nhiên, chính phủ mới của Thủ tướng Alexis Tsipras từ chối nhận các khoản vay mới từ EU và IMF, vốn kèm theo chính sách hà khắc đã áp dụng tại Hy Lạp suốt 5 năm qua. Đây là lý do tại sao các cuộc đàm phán trở nên căng thẳng và phức tạp.

Hy Lạp kiên quyết thực kế hoạch riêng

Ngày 30-1, ông Tsipras đệ trình lên Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz kế hoạch cải cách quy mô nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế mà không cần áp dụng các biện pháp khắc khổ của nhóm chủ nợ. Nội các Hy Lạp tiết lộ kế hoạch này gồm các nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng, cải cách quản lý nhà nước, triển khai hệ thống thuế ổn định…

Ngay sau khi đảng Syriza lên nắm quyền, bộ trưởng tài chính mới của Hy Lạp cũng đã ngừng ngay việc tư nhân hóa hai cảng lớn và tiến tới việc tăng tiền lương tối thiểu từ 580 euro/tháng lên 751 euro/tháng.

Nếu tất cả kế hoạch trên được thực hiện, chính phủ mới của Hy Lạp sẽ nhanh chóng đi đến việc đưa ra chương trình kích thích kinh tế trị giá 13,5 tỉ euro và điều này chắc chắn sẽ vi phạm các thỏa thuận cứu trợ tài chính hiện hành.

Các bộ trưởng tài chính eurozone họp khẩn về Hy Lạp

Các bộ trưởng tài chính eurozone sẽ có cuộc họp bất thường vào ngày 11-2 tại Brussels (Bỉ) để bàn về căng thẳng hiện nay liên quan đến các khoản nợ của Hy Lạp.

Cuộc họp khẩn của các bộ trưởng tài chính eurozone diễn ra chỉ một ngày trước cuộc họp thượng đỉnh EU tại Brussels. Dự kiến, 28 nhà lãnh đạo EU sẽ tập trung bàn về cuộc chiến chống khủng bố, tình hình Ukraine và yêu cầu đòi giảm nợ của Hy Lạp.

Ngày 6-2, một quan chức chính phủ Hy Lạp cho biết Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã tiên liệu sẽ đối mặt với lập trường cứng rắn của các đối tác eurozone tại cuộc họp sắp tới nhưng sẽ không chấp nhận bất kỳ điều gì để duy trì chương trình cứu trợ quốc tế hiện nay với nước này.

Hy Lạp đối mặt áp lực lớn

Trong khi đó, báo Wall Street Journal cho biết lượng tiền mặt của Hy Lạp sẽ cạn trong vài tuần tới khi thỏa thuận cứu trợ của EU sẽ hết hạn vào cuối tháng 2-2015. Sau thời gian này, Hy Lạp sẽ đối mặt áp lực trả nợ lớn.

Trước đó, ECB đã tuyên bố không chấp nhận trái phiếu chính phủ Hy Lạp làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

Chủ tịch eurozone, ông Jeroen Dijsselbloem, cho biết ngày 16-2 là thời hạn cuối cùng để Hy Lạp yêu cầu các đối tác EU gia hạn thời gian trả nợ cho nước này, cũng như tiếp tục nhận gói cứu trợ quốc tế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới