Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TKV cần nghiên cứu kỹ hơn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TKV cần nghiên cứu kỹ hơn

Phan Văn Minh (Công ty Cao su Chư Sê)

(TBKTSG) – Sau khi đọc bài phỏng vấn Chủ tịch HĐQT tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) Đoàn Văn Kiển về vấn đề quy hoạch, thăm dò, khai thác và chế biến bauxite (TBKTSG số 20-2009), tôi thấy phải nêu một số ý kiến sau:

– Khi phóng viên nhận xét rằng tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án Tân Rai là 11,43% và Nhân Cơ là 10,59%, cả hai đều không cao, ông Kiển trả lời rằng “vì tính ở thời điểm khủng hoảng, còn nếu tính ở năm ngoái thì sẽ khác. Dù IRR không cao, nhưng đảm bảo chỉ 12-13 năm thu hồi vốn cho dự án 40 năm thì vẫn đầu tư được”.

IRR là chỉ số đo lường khả năng sinh lợi của dự án. Chỉ số này nằm giữa hai khoảng lãi suất chiết khấu, một cho giá trị NPV dương và một cho giá trị NPV âm. Như vậy, mặc dù có một mức lãi suất ví dụ là r1 thật cao như ông nói, nhưng cũng có một mức lãi suất r2 đưa vào tính toán có trị số nhỏ hơn 11,43% và 10,59% để cho IRR của dự án nhận được hai giá trị đó.

Phóng viên hỏi đúng còn câu trả lời của ông Chủ tịch TKV không đúng.

Hơn nữa, khi tính toán NPV và IRR là tính cả vòng đời của dự án. Trong trường hợp này nếu dự án có vòng đời 40 năm thì mức lãi suất vay vốn trong suốt chu kỳ của dự án là 40 năm phải nhỏ hơn IRR thì dự án mới sinh lợi được (nếu tất cả các tính toán khác đều đúng như dự kiến), còn nếu lãi suất vay vốn lớn hơn IRR thì cầm chắc lỗ. Vậy lấy gì đảm bảo 12-13 năm thu hồi được vốn.

– Phóng viên nêu: Vốn của dự án là vốn trái phiếu nên tiềm ẩn nhiều rủi ro… Ông Chủ tịch TKV lại trả lời là do TKV kinh doanh đa ngành nên có thể lấy lãi chỗ khác bù cho sự thua lỗ rủi ro của dự án này xảy ra, và nếu không có lợi thế đó thì không dám làm.

Theo tôi, đây là câu trả lời không thuyết phục. Mục tiêu cuối cùng của dự án là lợi nhuận mang lại, rủi ro nếu có chỉ là những rủi ro rất khó xác định (ví dụ như khủng hoảng kinh tế toàn cầu chẳng hạn). Bản thân dự án phải chứng tỏ được khả năng sinh lợi của chính nó chứ không thể viện có chỗ khác bù vào.

– Câu trả lời tiếp theo của ông là: “Đúng là ngành điện đang thiếu than nhưng đó là thiếu khối lượng rất lớn. Còn để làm ra vài triệu tấn alumina, nguồn than không phải là vấn đề lớn”. Trong tình hình đang thiếu than thì câu nói trên thật khó hiểu.

Với cương vị chủ tịch một tập đoàn kinh tế lớn của quốc gia đáng lý ông phải tính toán lợi ích riêng của tập đoàn trên cơ sở hài hòa với lợi ích của quốc gia. Nếu ngành nào, dự án nào cần than cũng nói như ông Chủ tịch TKV thì liệu ngành điện có còn đủ than để sản xuất không? Theo dự báo của một số chuyên gia thì năm 2012 chúng ta phải nhập than để sản xuất điện. Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc TKV Trần Xuân Hòa cho biết, tập đoàn đã báo cáo Chính phủ về tình trạng mất cân đối nguồn cung nên TKV chưa thể cung cấp than trong nước cho các dự án nhiệt điện chạy than tại Vũng Áng 3, Hải Phòng 3 và ở các địa phương như Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ, Nghệ An…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới