Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tọa đàm “Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tọa đàm “Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại”

Hồng Văn

Một nhà khoa học đang giới thiệu công dụng của cây bắp biến đổi gen tại một buổi khảo sát, đánh giá cây trồng biến gen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào trung tuần tháng 9 tại Bà Rịa- Vũng Tàu- Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) – Cây trồng biến đổi gen, lợi hay hại là chủ đề mà tiến sĩ di truyền học Trang Quan Sen đến từ Đức trình bày trong tọa đàm sáng ngày 19-11, tại Saigon Times Club trong bối cảnh các loại cây trồng biến đổi gen đang gây nhiều tranh cãi trên thế giới và Việt Nam đã cho phép khảo nghiệm hạn chế để tiến tới trồng thương mại vào năm tới.

>> Dọn đường cho trồng cây biến đổi gien

>> Việt Nam sẽ trồng bắp biến đổi gien

>> Nhà khoa học đề nghị phát triển cây trồng biến đổi gen

>> Năm 2011, Việt Nam sản xuất bắp biến đổi gen

>> Thực phẩm biến đổi gen an toàn ở 5 quốc gia mới được sử dụng

Tại thị trường Việt Nam, thực phẩm biến đổi gen đã xuất hiện khá nhiều, bằng chứng là một đề tài nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3), trình bày hồi cuối tháng 3 năm nay với tên gọi “Sự hiện diện của thực thể biến đổi gien (Genetically Modified Organism- GMO) trong nông sản nguyên liệu và thực phẩm chế biến ở thị trường TPHCM”.

Kết quả của đề tài, dù chỉ là đề khoa học cấp sở của thành phố và lấy mẫu phân tích trong phạm vi hẹp trong một thời gian ngắn nhưng chọn ngẫu nhiên 232 mẫu thử ở 17 chợ và siêu thị thuộc TPHCM. Các mẫu thử này không chỉ là nông sản dạng nguyên liệu như gạo, đậu, bắp, khoai tây… mà còn có những sản phẩm đã được sơ chế. Kết quả là có đến 111 mẫu (34,4%) chứa yếu tố biến đổi gen, cụ thể là 45 mẫu bắp, 29 mẫu đậu nành, 15 mẫu khoai tây, 11 mẫu gạo và 10 mẫu cà chua…

Tọa đàm do Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (VAPEC) và Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu Nông thủy sản Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tiến sĩ Trang Quan Sen là tác giả cuốn sách “Công nghệ sinh học, những vấn đề trong thế kỷ 21” (2005, NXB Trẻ) và “Kỹ thuật ghép gen, một công nghệ hàng đầu của thế kỷ 21” (2010, NXB Tổng hợp TPHCM và Tủ sách Kiến thức – Saigon Times Foundation).

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có khuyến cáo rõ ràng nào cho người tiêu dùng Việt Nam trong khi trên thế giới vẫn đang tồn tại những tranh luận giữa các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường và những tập đoàn nghiên cứu, sản xuất giống biến đổi gen về lợi ích cũng như tác hại của nó tới sức khỏe con người và môi trường sống.

Trong khi đó, trong vài năm gần đây, liên tục có nhiều hội thảo quốc tế tổ chức tại TPHCM và Hà Nội bàn về công nghệ sinh học, nhưng ẩn chứa đằng sau là những nội dung quảng bá cho cây trồng biến đổi gen, mà đa phần các diễn giả lại đến từ những quốc gia được phép thương mại hóa sản phẩm biến đổi gen.

Song hành với việc xây dựng dự thảo hoặc ban hành các quy định có liên quan tới an toàn sinh học, dán nhãn thực phẩm biến đổi gen…, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn một số cơ quan nghiên cứu trong nước thực hiện khảo nghiệm giống biến đổi gen trong phạm vi hẹp, cụ thể là tại Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Nam và Hưng Yên ở phía Bắc với giống bắp.

Hồi tháng 9 năm nay, trong hội thảo ngay tại ruộng trồng bắp biến đổi gen khảo nghiệm, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, bắt đầu từ năm tới, Việt Nam sẽ trồng bắp biến đổi gen đại trà trên cả nước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới