Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tội phạm kinh tế, môi trường gia tăng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tội phạm kinh tế, môi trường gia tăng

T.Thu

Tội phạm kinh tế, môi trường gia tăng
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới Tây Nam. Ảnh: T.L

(TBKTSG Online) – Tội phạm kinh tế, môi trường tại Việt Nam trong năm nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn trước, đặc biệt tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Theo báo cáo sơ kết của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP) sau một năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tội phạm, đã có 11.158 vụ tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ được phát hiện, tăng 4,38% so với năm ngoái.

Trong đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ngoại hối xảy ra nhiều vụ lừa đảo tín dụng lớn. Hành vi vi phạm chủ yếu là lợi dụng chính sách hỗ trợ kích cầu của Chính phủ, chính sách hỗ trợ mua nông sản xuất khẩu,…để làm giả hợp đồng kinh tế, hợp đồng thuê kho, thông đồng với một số cán bộ ngân hàng để rút tiền, lập khống dự án, dùng cổ phiếu giả, giấy tờ có giá trị giả để thế chấp vay tiền và chiếm đoạt.

Tội phạm tham nhũng cũng tiềm ẩn rất phức tạp, nhưng chỉ 220 vụ được phát hiện, chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, theo báo cáo.

Ngoài ra, có 2.233 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, trốn thuế được phát hiện. Trong đó, nổi lên là tình trạng buôn lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Buôn lậu ở khu vực biên giới Tây Nam chủ yếu là thuốc lá, đường cát, và xuất lậu xăng, dầu sang Campuchia, nhập lậu dầu DO.

Theo báo cáo, tình hình khai thác trái phép khoáng sản, than và xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc còn diễn biến phức tạp.

Trong lúc đó, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường cũng tăng cao. Cụ thể, trong một năm qua đã phát hiện 4.808 vụ, tăng 8,4% so với năm 2010. Nổi lên là việc vi phạm trong lĩnh vực xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác khoáng sản,… Tình trạng nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu vào Việt Nam vẫn còn xảy ra nhiều.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới