Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Top 10 công nghệ triển vọng nhất 2012

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Top 10 công nghệ triển vọng nhất 2012

Hưng Phúc

(TBKTSG Online) – Trong năm tới, công nghệ trên xe hơi có thể có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, dưới đây là 10 công nghệ triển vọng nhất theo bình chọn của tạp chí Car and Driver.

Top 10 công nghệ triển vọng nhất 2012
Hệ thống sạc không dây của Nissan

1. Bảng điều khiển đàm thoại

Để cải thiện hệ thống nhận dạng giọng nói hiện nay, các hãng xe đang liên kết với các hãng điện thoại di động để phát triển hệ thống điện toán đám mây. Những chiếc xe sử dụng điện toán đám mây trong tương lai sẽ có thể nhận biết được lịch làm việc, danh sách nhạc yêu thích của bạn, tất cả những thứ mà bạn đã đưa lên hệ thống đám mây. Một trong những buồng lái tiên lợi nhất là buồng lái được trang bị hệ thống Escort, máy dò laser cho iPhone bằng việc sử dụng cáp SmartCord Live. Vì vậy, điện thoại thông minh của bạn không chỉ có khả năng hiện thị thông tin giao thông, giới hạn tốc độ, vị trí bẫy tốc độ…

 

 

2. Hệ thống pin mới

Hãy tưởng tượng về một chiếc Chevy Volt 30.000 đô la Mỹ với ghế sau rộng rãi hay một chiếc Nissan Leaf với phạm vi di chuyển lên tới 250 dặm. Thành công của những chiếc xe điện ngày nay chủ yếu dựa trên sự xuất hiện của những loại pin ngày càng tốt. Có hai doanh nghiệp đang chạy đua để thương mại hóa công nghệ pin dạng rắn tiên tiến, Sakti3 và Planar Energy, họ hi vọng rằng sẽ có thể tăng mật độ năng lượng của pin lithium-ion nhưng cũng đồng thời giảm chi phí sản xuất xuống một nửa.

Kế hoạch của họ là thay chất lỏng điện phân hiện nay bằng loại dây dẫn lithium superionic, còn được gọi là thio-LISICONs (loại vật liệu gốm sứ có chứa lithium, lưu huỳnh, germanium và phốt pho) nhằm cắt giảm trọng lượng. Việc sản xuất tự động hóa sẽ cắt giảm được chi phí, đồng thời giảm đáng kể khả năng gây hại của các hóa chất do việc sạc sai quy cách, hạn chết thiệt hại do va chạm. Công nghệ pin rắn này sẽ được đưa vào thử nghiệm trong vòng 5 năm tới.

3. Hệ thống đánh lửa mới

Những bugi thông thường hiện nay hoạt động thường mất mát khá nhiều năng lượng dẫn đến tạo ra một lượng khí thải dày đặc, đôi khi là xe không thể nổ máy. Để tránh hiện tượng này, Mercedes-Benz đã sử dụng loại bugi đánh lửa nhiều lần trong một chu kì đốt với áp suất cao trên động cơ V6 3,5 lít của họ.

Một phương pháp khác được phát triển bởi tập đoàn sản xuất linh kiện khổng lồ Federal-Mogul là hệ thống đánh lửa plasma ACIS (Advanced Corona Ignition System), hệ thống này sẽ phun các dòng ion vào buồng đốt giống như những tia sét nhỏ. Sự cháy sẽ nhanh chóng lan nhanh ra không gian xung quanh như bugi thông thường nhưng quá trình này đã tiết kiệm được 10% mức tiêu thụ năng lượng. Từ đó giúp loại bỏ hiện tượng hồ điện quang qua các điện cực, tăng tuổi thọ của hệ thống đánh lửa.

4. Cắt giảm số lượng xylanh

BMW và Mercedes-Benz đã đưa các động cơ 4 xylanh trở lại dòng sản phẩm của họ ở thị trường Mỹ sau nhiều năm vắng mặt. Volvo cũng đang loại bỏ dần các động cơ 5 và 6 xylanh và thay vào đó là các động cơ 3 và 4 xylanh. Cả Ford và GM đã giới thiệu động cơ 3 xylanh 1 lít cho thị trường toàn thế giới.

Những hãng xe này và một số hãng khác đang cố gắng ứng dụng các công nghệ tăng áp, phun nhiên liệu trực tiếp để tăng sức mạnh cho những động cơ ít xylanh và dung tích nhỏ. Các động cơ càng nhỏ thì càng nhẹ, rẻ và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên cũng có hai thương hiệu chối bỏ việc sử dụng những động cơ loại nhỏ này là Corvette và Ferrari.

 

5. Sạc không dây

Những miếng đệm sạc cảm ứng từ trường đã giải quyết được một số rắc rối của việc cắm sạc cho những chiếc điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3 và máy GPS. Ứng dụng phương pháp này với quy mô lớn hơn, chúng ta cũng có thể sạc cho một chiếc xe điện. Cả 2 hãng xe Roll-Royce và Audi đều đã có những hệ thống thử nghiệm phương pháp này, theo đó năng lượng sẽ được chuyển vào xe từ một bệ phẳng được đặt dưới gầm xe. Theo Rolls, hệ thống sạc cảm ứng điện từ này có thể sạc được khoảng 90% hiệu suất, nguyên nhân thất thoát 10% do lỗi liên kết.

 

 

6. Tận dụng nhiệt lượng

Một phần ba năng lượng trong mỗi đơn vị nhiên liệu bị phung phí tạo thành khí thải thoát ra ngoài. Công nghệ này nhằm giữ lại năng lượng bao gồm tăng áp, tăng áp kép (tua bin khí thải hướng đến trục khuỷu), và máy phát điện hơi nước được phát triển bởi cả BMW và Honda.

Có một phương pháp đầy hứa hẹn được BMW phát triển dựa trên hiệu ứng Seebeck mà NASA đã sử dụng trên tàu vũ trụ trong nhiều thập kỉ. Các linh kiện bán dẫn sẽ được làm nóng bởi luồng khí thải, nhờ đó sẽ tạo ra dòng điện để bổ sung cho quá trình tái tạo năng lượng. BMW tin rằng hệ thống này có thể giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu xuống khoảng 5%.

 

7. Chạy đua số cấp của hộp số

Các hãng xe hiện nay đang có một cuộc chay đua khốc liệt để tăng số cấp của hộp số. Năm ngoái, Ferrari đã giới thiệu một hệ thống hộp số tự động 2 cấp dùng riêng cho bánh phía trước của chiếc FF thể thao. Porsche cũng vừa giới thiệu loại hộp số sàn 7 cấp cho chiếc 911 mới, hãng sản xuất hộp số hàng đầu thế giới ZF cũng đã cho ra mắt hộp số tự động 9 cấp sẽ được sử dụng trên những chiếc minivan 2013 của Chrysler. Hyundai cũng đã xác nhận sẽ trang bị loại hộp số tự động 10 cấp đầu tiên trên thế giới cho những mẫu Equus và Genesis mới.

 

 

8. Tạm biệt hiện tượng xì hơi

Goodyears vừa phát minh ra công nghệ duy trì áp suất khí bên trong vỏ xe AMT (Air Maintenance Technology) giúp bánh xe không bị xẹp lốp. Công nghệ này dựa trên một thiết bị rất đơn giản, đó là một ống thông khí. Ống thông khí này được gắn vào vành xe, bao gồm hai lỗ thoát khí nằm ở vị trí đối diện nhau. Khi bánh xe lăn, sẽ có một bên lỗ thoát sẽ tiếp xúc với mặt đất, tạo ra áp suất lên bánh xe. Áp suất này sẽ vào lỗ thoát đó và thoát ra ở lỗ đối diện, giúp cân bằng áp suất lên toàn bánh xe. Hiện công nghệ này đang được Goodyears thử nghiệm với sự hỗ trợ của Bộ Năng lượng Mỹ và chính phủ Luxembourg.

 

9. Sử dụng cảm ứng từ

Mười tám tháng trước, Trung Quốc đã đe dọa hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm, chẳng hạn như neodynium, được sử dụng trong động cơ AC sử dụng nam châm vĩnh cửu trên chiếc Nissan Leaf, Toyota Prius và Chevrolet. Điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất tìm kiếm công nghệ thay thế. Hiện nay công nghệ nổi bật nhất đã được GM ứng dụng trong hệ thống eAssist, một loại động cơ cảm ứng AC không sử dụng nam châm vĩnh cửu (Trong động cơ cảm ứng, các cuộn dây tĩnh điện tạo ra từ tính trong một cánh quạt làm bằng thép dát mỏng thay vì dùng nam châm vĩnh cửu). Tuy các động cơ cảm ứng hoạt động kém hiệu quả hơn nhưng nó lại đặc biệt nhẹ và rẻ hơn, cũng phù hợp với trọng tải vừa phải, thời gian hoạt động ngắn.

10. Nhựa Plastic

Các vật liệu tổng hợp siêu cứng, siêu nhẹ đang được ứng dụng ngành càng nhiều trong công nghiệp sản xuất ô tô, chúng được sử dụng trong cả những bộ phận phức tạp và cần độ bên cao như hệ thống treo và truyền lực. Hãng ZF đã thử nghiệm sản xuất hệ thống treo bằng nhựa hoàn toàn để giảm trọng lượng và số lượng phụ tùng.

Công ty Composite Castings đóng trụ sở ở Florida đã sản xuất được động cơ 4 xi lanh bằng vật liệu carbon lõi thép epoxy, giảm được 20 pound so với dùng nhôm. Một công ty của Úc, Carbon Revolution, cũng đã giới thiệu bộ la zăng làm từ sợi carbon, với kích thước từ 12,5-20 inch, giảm 40% khối lượng so với la zăng nhôm.

Nguồn: Car and Driver

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới