Thứ Tư, 17/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM cần cơ chế đặc thù ra sao để phát triển trung tâm tài chính quốc tế?

T.S

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Một trong những thông tin thời sự đáng chú ý tuần qua là tại kỳ họp Quốc hội, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết mới về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, nhằm mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc và khó khăn đang hiện hữu, từ đó tạo động lực cho địa phương này phát triển vượt trội.

Khi trình bày tóm tắt thẩm tra dự thảo nghị quyết mới nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng việc có chính sách vượt trội tạo bước đột phá theo đúng tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị là cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với TPHCM mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả đất nước.

Với quy mô phát triển và vai trò mới trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, đặc biệt sau khi Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết số 31-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu tất yếu đối với TPHCM là tạo ra làn sóng thu hút dòng vốn đầu tư để tạo bước chuyển mang tính đột phá cho sự phát triển. Trong đó, việc kiến tạo thị trường vốn và hình thành trung tâm tài chính quốc tế là những nhiệm vụ quan trọng.

Nhằm phản ánh dòng chảy thời sự, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức cuộc tọa đàm “TPHCM cần cơ chế đặc thù ra sao để phát triển trung tâm tài chính quốc tế?” với sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp nhằm cung cấp thêm ý tưởng, giải pháp mang tính thực tiễn để đóng góp cho TPHCM trong việc sớm hình thành trung tâm tài chính quốc tế.

Tọa đàm sẽ diễn ra vào lúc 14h00, ngày 1-6-2023 (thứ Năm) tại Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (số 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TPHCM). Các diễn giả tham dự sự kiện gồm có TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TPHCM; ông Trần Nhật Khanh, Giám đốc điều hành, Quỹ đầu tư Touchstone; ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối nghiên cứu và phát triển, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam; và TS. Phùng Hương Giang, Giảng viên, Nghiên cứu viên Trường Kinh doanh ISC ở Paris, chuyên gia thuộc Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).

Kính mời quý độc giả quan tâm đón xem thông tin.

1 BÌNH LUẬN

  1. Rất đáng tiếc. TTTC quốc tế là câu chuyện đặt ra đã vài chục năm. Đến nay kết luận chưa có, kết quả cũng không. Mấu chốt vẫn là ở cách nghĩ cách làm. Cũng nên lưu ý rằng, ta cứ tổ chức hết đoàn này đến đoàn nọ đi tham quan, học tập kinh nghiệm, nhờ gọi thiên hạ giúp đỡ… Nhưng không thấy được rằng, thiên hạ tất nhiên không muốn có thêm một đối thủ cạnh tranh nữa ? Mở ra lối đi mới, trước hết ta cần phải phát huy tối đa nội lực, chọn con đường hợp tác trước, phát triển sau. Cơ chế vận hành/ Nhân lực vẫn là nền tảng số một. Nhưng điều quan trọng nhất, có tư duy sáng tạo, đột phá, biết định nghĩa lại thế nào là TTCT trong thời đại 4.0 thì mới mong thành công.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới