Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: cho vay ngoại tệ giảm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: cho vay ngoại tệ giảm

Thanh Thương

TPHCM: cho vay ngoại tệ giảm
CHo vay ngoại tệ giảm mạnh. Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) – Tín dụng ngoại tệ đã giảm khoảng 3,68% so với cuối năm 2012, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TPHCM. Đây là mức sụt giảm khá mạnh, tiếp theo đà giảm trong cả năm 2012.

>> Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được vay ngoại tệ

>> Cửa vay ngoại tệ vẫn mở cho xuất khẩu

Năm ngoái, tín dụng ngoại tệ giảm 8,78%. Tín dụng ngoại tệ giảm trong 3 tháng đầu năm nay đã kéo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của thành phố xuống còn 0,26%. Vì trong thời gian này, dư nợ cho vay tiền đồng đã tăng 1,38%.

Việc tín dụng ngoại tệ giảm mạnh đã bắt đầu từ giữa năm 2012, một phần do NHNN đưa ra các quy định siết chặt đối tượng vay ngoại tệ. Hiện tại, chỉ có doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu từ ngoại tệ mới được vay vốn để chuyển sang tiền đồng sản xuất kinh doanh, hoặc thanh toán hàng hóa xuất khẩu. Những đối tượng khác như doanh nghiệp nhập khẩu, mặc dù có nhu cầu ngoại tệ lớn nhưng không nằm trong đối tượng được vay. Các doanh nghiệp này khi cần có thể mua ngoại tệ ở các ngân hàng.

Tổng giám đốc một ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào cho biết, tín dụng ngoại tệ ở ngân hàng ông giảm khoảng 4%.  Lý do vì nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu để nhập máy móc nguyên liệu rất ít do hàng hóa tiêu thụ chậm. Thêm vào đó, doanh nghiệp các ngành nông thủy sản, đối tượng vay ngoại tệ chính tại ngân hàng, cũng khó khăn nên nhu cầu vay ngoại tệ để phục vụ sản xuất cũng giảm.

Một lý do nữa được ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TPHCM đưa ra là đầu năm nay, những tin tức về việc phá giá tiền đồng cũng khiến doanh nghiệp chùn tay khi muốn vay ngoại tệ vì lo ngại đến cuối năm tỷ giá có thể tăng lên.

Về nguyên nhân lãi suất tiền đồng giảm, làm kéo gần giá vốn vay giữa tiền đồng và ngoại tệ khiến doanh nghiệp chuyển sang vay tiền đồng vì không lo ngại tỷ giá biến động, một vị lãnh đạo của NHNN cho rằng điều này không hẳn. Vì trên thực tế chênh lệch lãi suất tiền đồng và ngoại tệ hiện vẫn còn khá xa (lãi suất cho vay đô la Mỹ phổ biến ở mức 6%, còn lãi suất cho vay tiền đồng cho 4 nhóm ưu tiên khoảng 12%- phóng viên).

Đồng thời, do trước đó, rất nhiều doanh nghiệp vay ngoại tệ chủ yếu nhập hàng hóa về bán, nhưng do các quy định tại Thông tư số 03/2012/TT-NHNN về việc hạn chế cho vay ngoại tệ có hiệu lực từ ngày 2-5 năm ngoái không cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vay, nên ngân hàng cũng không giải ngân được cho nhóm này.

Trong đợt tổng kết hoạt động ngành ngân hàng trên địa bàn TPHCM vào cuối năm 2012, nhiều ngân hàng cũng than phiền về việc tín dụng ngoại tệ giảm do đối tượng cho vay bị hạn chế, tuy vậy, NHNN giải thích việc giảm cho vay ngoại tệ cũng là một trong các bước đầu tiên để chuyển quan hệ huy động, cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán, nhằm tránh tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới