Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM đề xuất cho quận huyện được đóng cửa cơ sở gây ô nhiễm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM đề xuất cho quận huyện được đóng cửa cơ sở gây ô nhiễm

Văn Nam

TPHCM đề xuất cho quận huyện được đóng cửa cơ sở gây ô nhiễm
Xử lý ô nhiễm trên kênh rạch ở TPHCM. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – UBND TPHCM đã đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét việc phân cấp cho chủ tịch UBND quận huyện có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Đề xuất trên được nêu tại một báo cáo về thực hiện công tác bảo vệ môi trường năm 2015, 2016 và kế hoạch 2017 được UBND thành phố gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 11-8 vừa qua và được cho là một đề xuất mới và rất đáng chú ý bởi cho tới nay thẩm quyền đề cập ở trên thuộc Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố.

Cụ thể, theo Điều 49 của Nghị định 117/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm cho đến khi doanh nghiệp thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với .

Điều 58 của Nghị định 179/2013 của Chính phủ cũng quy định thẩm quyền áp dụng hình thức buộc di dời thuộc về: a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điểm a khoản này.

Ngoài đề xuất phân cấp thẩm quyền cho lãnh đạo cấp quận huyện, TPHCM còn đề xuất trong quá trình thực thi chính sách, cố gắng duy trì tính ổn định của chính sách; tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính về môi trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường.

Theo đánh giá của UBND thành phố, thời gian qua các đơn vị sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường vẫn cố tình đối phó với cơ quan quản lý nhà nước bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi hơn như thay đổi pháp nhân hoạt động sau khi bị xử phạt (điển hình là các trường hợp hoạt động tái chế phế liệu, dệt nhuộm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B – huyện Bình Chánh), có hệ thống xử lý nhưng không vận hành thường xuyên, chôn hệ thống xả thải trong lòng đất, lén xả nước thải vào đường thoát nước mưa của các đơn vị trong khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân…

Bên cạnh đó, lợi nhuận từ việc cho thuê đất, nhà xưởng hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn là rất cao nhưng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê đất sử dụng không đúng mục đích chủ yếu là phạt tiền không đủ sức răn đe, do đó các chủ cho thuê đất vẫn cố tình cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, đã bị xử lý cưỡng chế buộc ngưng hoạt động tiếp tục thuê nhà xưởng, để hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Một khó khăn khác là kinh phí hoạt động sự nghiệp môi trường được phân bổ cấp quận huyện hiện nay thấp không đủ chi phí cho các hoạt động môi trường. Sự chồng chéo trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành (một đơn vị sản xuất chịu sự kiểm tra của nhiều cấp, nhiều ngành như Bộ Công an, Công an thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, UBND các phường, xã – thị trấn).

Xem thêm:

>> TPHCM còn 12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới