Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: Dự án di dời các bến xe triển khai chậm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: Dự án di dời các bến xe triển khai chậm

Anh Quân

Bến xe miền Đông hiện nay đang trong tình trạng quá tải vào mỗi dịp lễ tết. Ảnh: Anh Quân

(TBKTSG Online) – Theo quy hoạch của Sở Giao thông vận tải TPHCM đến năm 2015, TPHCM sẽ xây dựng 4 bến xe có quy mô lớn với tổng diện tích lên đến 79 héc ta nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của một thành phố hơn 10 triệu dân, thay thế cho những bến xe đang bị xuống cấp và quá tải hiện nay. Tuy nhiên, đến nay các dự án này vẫn chưa thể triển khai vì vướng giải phóng mặt bằng.

Bốn bến xe nói trên có diện tích lớn gấp 3 lần so với diện tích hiện nay. Các bến xe này sẽ được đưa ra ngoại thành nhằm làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay mỗi khi lượng hành khách tăng cao vào các dịp lễ tết.

Theo như quy hoạch, bến xe miền Đông mới sẽ được xây dựng tại khu vực Suối Tiên, quận 9, với diện tích 20 héc ta thay thế cho bến xe cũ. Hiện tại, bến xe cũ có diện tích 6,2 héc ta nhưng mỗi ngày đón khoảng 20.000 hành khách với khoảng 1.200 xe; mỗi dịp lễ tết, số lượng hành khách lên đến 40.000 người, vì vậy luôn xảy ra tình trạng quá tải.

Trong khi đó, bến xe miền Tây mới cũng sẽ được xây dựng tại xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh với diện tích 14,8 héc ta.

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hai bến xe này là 4.500 tỉ đồng, trong đó kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng là 1.800 tỉ đồng, phần còn lại là vốn xây lắp.

Thành phố cũng quy hoạch xây dựng bến xe xuyên Á tại huyện Hóc Môn để phục vụ hành khách các tỉnh đi qua quốc lộ 22 và đi Campuchia. Theo bản quy hoạch, trong tương lai bến xe này sẽ là điểm trung chuyển để đi Thái Lan và một số nước lân cận.

Ngoài ra, bến xe Sông Tắc tại quận 9, nằm trên đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây cũng được quy hoạch nhằm phục vụ hành khách đi các tuyến Bà Rịa – Vũng Tàu và Đà Lạt.

Theo ông Lê Trung Tính, Trưởng phòng vận tải công nghiệp Sở Giao thông vận tải TPHCM, trong tương lai các bến xe này sẽ được kết nối với các tuyến metro để thuận tiện cho việc đi lại của hành khách.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Thừa, Giám đốc bến xe miền Đông nói với Thời báo kinh tế Sài Gòn Online rằng phải đến năm 2015 các bến xe này mới được xây dựng xong, vì hiện nay tiến độ giải phóng mặt bằng vẫn chưa được triển khai.

Trước đó, theo nguồn tin của TTXVN, ngày 15-3 trong buổi làm việc của thường trực Chính phủ với lãnh đạo TPHCM, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng nói rằng “Là thành phố lớn nhất cả nước nhưng TPHCM vẫn chưa có một bến xe hiện đại, trong khi các bến xe thì bị lấn, ép nhường chỗ cho nhà hàng, khách sạn”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới