Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương

Ngọc Hùng

TPHCM hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, Hải Dương
Một xe bán vải thiều trên một con đường ở TPHCM. Ảnh: Thanh Sơn

(TBKTSG Online) – Ngày 16-4, Sở Công Thương TPHCM đã ký kết biên bản hỗ trợ tiêu thụ vải thiều với hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Ngoài việc, tiêu thụ ở hệ thống các chợ truyền thống, vải thiều sẽ được đưa vào tiêu thụ ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TPHCM, nếu một sản phẩm nông nghiệp nào đó bán trong hệ thống các siêu thị, thì từ đây, dễ dàng để đưa đi tiêu thụ ở thị trường nước ngoài cũng như xâm nhập các thị trường khác ở ngoài TPHCM.

Ông Bùi Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết năm nay Bắc Giang có 32.000 héc ta, sản lượng ước tính 140.000 tấn trái vải thiều tươi, tăng 10.000 tấn so với năm 2013. Sản lượng xuất khẩu vào khoảng 56.000 tấn, tương đương 40%, còn lại là tiêu thụ nội địa mà thị trường chính là TPHCM và các tỉnh miền Tây.

Còn theo báo cáo của tỉnh Hải Dương, tỉnh có 11.000 héc ta trồng vải thiều, nhiều hộ dân áp dụng Vietgap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) nên dễ bán trên thị trường. Sản lượng vào khoảng 40.000 tấn năm. 

Dù mới đầu vụ nhưng vải thiều có dấu hiệu tiêu thụ khó khăn so với năm 2013, do xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu chưa nhiều, khoảng 5% nên chủ yếu bán nội địa, do đó, giá bán không tăng.

“Nếu nói rằng, thị trường trong nước không quan trọng là không phải. Các chuyên gia nước ngoài xem Việt Nam là thị trường tiềm năng nên tìm cách vào để vào khai thác thị trường, vậy tại sao doanh nghiệp không tìm cách khai thác thị trường nội địa”, bà Hồng nói.

Vì thế, để giúp người dân bán được vải thiểu cho thị trường các tỉnh phía Nam, ông Hạnh kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét và cho phép áp dụng các biện pháp phù hợp để ưu tiên đối với các xe tải vận chuyển nông sản nói chung, vải thiều nói riêng.

“Vải thiều ở trong điều kiện bình thường chỉ có thể để được 7 ngày, vì thế, nếu dừng lại kiểm tra, cân trọng tải càng lâu thì chất lượng trái vải càng giảm, kéo giá bán cũng giảm theo”, ông Hạnh nói.

Ngày 16-6, tại TPHCM, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN – PTNT), UBND TPHCM, Bắc Giang và Hải Dương cùng tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tiêu thụ trái vải vùng Đông Tây Nam bộ 2014; mục đích là bàn giải pháp để vải thiều từ hai tỉnh này đến TPHCM và các tỉnh khác tiêu thụ dễ dàng hơn.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới