Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM không tăng giá nước sạch, bỏ phí bảo vệ môi trường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM không tăng giá nước sạch, bỏ phí bảo vệ môi trường

Lê Anh

(KTSG Online) – TPHCM sẽ không tăng giá nước sạch đến hết năm 2022, đồng thời bãi bỏ phí bảo vệ môi trường thu bằng 10% giá nước sạch, theo thông tin từ Sở Xây dựng TPHCM.

TPHCM không tăng giá nước sạch, bỏ phí bảo vệ môi trường
Nhà máy nước Thủ Đức nơi cung cấp phần lớn nước sinh hoạt cho người dân TPHCM- Ảnh: Anh Quân

Từ ngày 5-8, thông tư số 44/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.

Theo đó, khung giá nước sạch mới được bộ Tài Chính ban hành tại các khu vực như sau:

– Tại đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, mức giá từ 3.500 đồng đến 18.000 đồng/m3 (bao gồm thuế VAT).

– Đối với đô thị loại 2, 3, 4, 5, mức giá từ 3.000 đồng đến 15.000 đồng/m3 (bao gồm thuế VAT).

– Tại khu vực nông thôn, mức giá từ 2.000 đồng đến 11.000 đồng/m3 (bao gồm thuế VAT).

Tại TPHCM giá nước sạch bình quân hiện đang áp dụng là 9.590 đồng/m3. Năm 2020, Sở Xây dựng TPHCM đã trình UBND TPHCM lộ trình tăng giá nước sạch dự kiến là 10.165 đồng/m3 năm 2021; năm 2022 tăng lên 10.775 đồng/m3; năm 2023 tăng lên 11.422 đồng/m3 và năm 2024 tăng lên 12.107 đồng/m3.

Dù thông tư của Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh giá nước sạch từ ngày 5-8 nhưng Sở Xây dựng TPHCM cho biết do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp nên để hỗ trợ người dân, TPHCM sẽ không tăng giá nước sạch đến hết năm 2022.

Bên cạnh việc không tăng giá nước, TPHCM cũng bãi bỏ phí bảo vệ môi trường được tính trong giá nước sạch (bằng 10% giá cấp nước sạch) thay vào đó sẽ thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.

Đại diện Sở Xây dựng TPHCM cho biết, hiện nay có 27 tỉnh, thành trên cả nước, như Đà Nẵng, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa…đang áp dụng thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.

Việc bỏ phí bảo vệ môi trường để thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải là tạo sự công bằng dựa trên nguyên tắc, người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm. Ở các nước trên thế giới, rất nhiều nước đã áp dụng chính sách này trên 50 năm.

Mời xem thêm:

TPHCM: Sawaco muốn tăng giá nước 10,5% mỗi năm

TPHCM tăng giá nước sinh hoạt lên 5.600 đồng/m3

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới