Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: Mở đường xuyên rừng ngập mặn Cần Giờ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: Mở đường xuyên rừng ngập mặn Cần Giờ

Văn Nam

TPHCM: Mở đường xuyên rừng ngập mặn Cần Giờ
Khỉ trong rừng ngập mặn Cần Giờ – Ảnh: Tư liệu TBKTSG.

(TBKTSG Online) – UBND huyện Cần Giờ vừa trình chính quyền TPHCM phương án xây dựng tuyến đường Lâm Viên – Đồng Đình cắt ngang rừng ngập mặn Cần Giờ để góp phần phát triển kinh tế, du lịch, sau khi kế hoạch mở đường này trước đó đã được thành phố đồng ý về nguyên tắc.

Theo phương án được UBND huyện Cần Giờ trình, tuyến đường này giúp phát triển du lịch đường sông thành phố, phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ.

Trước đó, dự án đường Lâm Viên – Đồng Đình đã được chính quyền thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 190 tỉ đồng.

Trong phần đánh giá tác động môi trường của tuyến đường, UBND huyện Cần Giờ cho biết tuyến đường Lâm Viên – Đồng Đình này có chiều dài toàn tuyến gần 3.500 mét và chiếm khoảng 6,4 héc ta đất rừng ngập mặn.

Việc xây dựng tuyến đường sẽ làm giảm diện tích thảm thực vật che phủ dẫn đến dễ xói lở khu vực tuyến đường đi qua; cộng đồng sinh vật rừng ngập mặn Cần Giờ sẽ bị chia cắt do hình thành tuyến đường, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung do sự di chuyển phương tiện giao thông sẽ làm một số động vật rời nơi cư trú; ranh giới xâm nhập mặn sẽ vào sâu hơn do mất thảm thực vật che phủ…

Đáng chú ý, để xây dựng tuyến đường này sẽ phải đốn hạ hơn 18.600 cây bần trắng, cóc trắng, dà quánh, dà vôi, đước …với tổng diện tích khai thác rừng lấy đất làm đường khoảng 6,4 héc ta.

Tuy nhiên, về tác động đến đời sống người dân, UBND huyện Cần Giờ cho rằng tuyến đường Lâm Viên – Đồng Đình sẽ giúp tăng giá trị khai thác dịch vụ du lịch vào các địa danh như Chiến khu Rừng Sác, Khu di tích khỉ Giồng Cá Vồ, du ngoạn sinh thái dưới tán rừng, đưa hàng hóa ra vào khu nuôi trồng thủy sản Long Hòa, góp phần giúp nhiều gia đình chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ.

Để bù diện tích rừng khai thác làm đường, chính quyền huyện Cần Giờ đề xuất phương án trồng rừng thay thế với diện tích trồng trả rừng khoảng 6,4 héc ta tại tiểu khu An Phước thuộc rừng phòng hộ Cần Giờ. Thời gian trồng rừng thay thế dự kiến trong năm 2015 và có 3 năm chăm sóc từ 2016 – 2018.

Hiện nay các sở, ngành liên quan của thành phố đang thẩm định, đánh giá thêm về tác động môi trường và hiệu quả của dự án xây dựng tuyến đường trên để UBND thành phố quyết định trong tháng 7-2015 này.

Rừng phòng hộ Cần Giờ được ví như một lá phổi xanh của TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ với diện tích gần 31.000 héc ta, chủ yếu là cây đước, được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Xem thêm:

>> Chặt phá rừng phòng hộ Cần Giờ để… làm than

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới