Thứ Tư, 31/05/2023, 03:23
27 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


TPHCM ngừng dùng ngân sách để bình ổn thị trường

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM ngừng dùng ngân sách để bình ổn thị trường

Minh Tâm

TPHCM ngừng dùng ngân sách để bình ổn thị trường
Đại diện ngân hàng và doanh nghiệp ký kết hợp đồng vay vốn trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND TPHCM hôm 30-3. Ảnh: Minh Tâm

(TBKTSG Online) – Nguồn vốn thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, sữa, thuốc và sản phẩm phục vụ mùa khai trương trong năm 2013, tết 2014 của TPHCM sẽ không lấy từ ngân sách Nhà nước mà từ nguồn vốn “rẻ” của các ngân hàng.

Cụ thể, 5 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cam kết dùng 1.960 tỉ đồng cho 59 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tham gia các chương trình bình ổn thị trường vay ngắn, trung và dài hạn. 

Agribank – chi nhánh Lý Thường Kiệt cam kết cho vay 1.000 tỉ đồng (400 tỉ cho ngắn hạn và 600 tỉ cho dài hạn).

Eximbank. Sacombank đều đăng ký cho vay 200 tỉ đồng (100 tỉ cho ngắn hạn và 100 tỉ cho dài hạn).

BIDV – chi nhánh Bến Thành cam kết cho vay 450 tỉ đồng (150 tỉ dành cho ngắn hạn và 300 tỉ dành cho dài hạn).

Vietinbank cho vay ngắn hạn 110 tỉ đồng.

Trong đó, 5 ngân hàng cho vay 860 tỉ đồng trong 12 tháng để doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hóa cung ứng trên thị trường xuyên suốt trong năm 2013, tết 2014. Lãi suất áp dụng cho khoản vay này là 6%/năm.

Số còn lại, 1.100 tỉ đồng được cam kết cho doanh nghiệp vay để đầu tư dự án sản xuất, chăn nuôi với lãi suất 10%/năm.

UBND TPHCM và các sở ban ngành thực hiện sẽ kết nối các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia chương trình, để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vay được vốn với lãi suất phù hợp.

Như vậy, so với các chương trình bình ổn thị trường đã được TPHCM thực hiện từ nhiều năm trước, chương trình năm nay đã có điểm khác biệt cốt lõi. Trước đây, vốn cho các doanh nghiệp thực hiện dự trữ hàng hóa, tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư trong năm được lấy từ ngân sách Nhà nước và lãi suất bằng 0%, thì nay doanh nghiệp vay từ các ngân hàng với lãi suất thấp.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM trong buổi lễ tổng kết chương trình bình ổn năm 2012, Tết Quý Tỵ và công bố chương trình năm 2013, Tết Giáp Ngọ 2014 diễn ra hôm nay, 30-3, đã chia sẻ, đây là bước ngoặt, đánh dấu sự phát triển về chiều sâu của chương trình. Điều này, sẽ gây những áp lực nhất định cho doanh nghiệp nhưng với kinh nghiệm, bản lĩnh đã được thử thách qua nhiều chương trình, doanh nghiệp sẽ vượt qua.

Trong hai năm trở lại, các doạnh nghiệp tham gia chương trình đã giảm lượng vốn hỗ trợ với lãi suất bằng 0%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình nhưng không nhận vốn vay. Số vốn dành cho chương trình lấy từ ngân sách Nhà nước do đó đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Năm gần nhất, 2012, tổng nguồn vốn chỉ còn hơn 214 tỉ đồng.

Chương trình bình ổn thị trường do UBND TPHCM thực hiện ở 4 nhóm mặt hàng là lương thực thực phẩm thiết yếu, thuốc, sữa và đồ dùng học sinh sẽ bắt đầu từ 1-4-2013 và kéo dài đến 31-3-2014. Hiện có 64 doanh nghiệp đăng ký tham gia (gồm 59 doanh nghiệp sản xuất và 5 ngân hàng), tăng 16 đơn vị so với năm ngoái.

Ở từng chương trình theo nhóm mặt hàng, số lượng doanh nghiệp đều tăng lên, kéo theo số lượng, chủng loại mặt hàng tăng lên so với trước.

Cụ thể, chương trình lương thực, thực phẩm thiết yếu có 35 doanh nghiệp tham gia, thực hiện bình ổn 9 nhóm mặt hàng là gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trừng giá cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản chế biến và tươi sống. Lượng hàng hóa chiếm từ 20 – 30% nhu cầu thị trường (Tết là 30 – 40%). Thời gian: 1-4-2013 đến 31-3-2013.

Chương trình mùa khai giảng có 13 doanh nghiệp tham gia, bình ổn ba nhóm mặt hàng là tập vở, cặp – ba lô – túi xách và đồng phục học sinh. Lượng hàng chiếm 30 – 40% nhu cầu thị trường.

Chương trình bình ổn sữa có 2 doanh nghiệp sữa trong nước tham gia, bình ổn 6 nhóm sản phẩm với 35 mặt hàng là sữa bột cho trẻ em, người cao tuổi – người bệnh, bà mẹ mang thai, người gầy và sữa bột dinh dưỡng cho gia đình, sữa nước dinh dưỡng bổ sung vi chất, chiếm 30 – 35% nhu cầu thị trường.

Chương trình bình ổn các mặt hàng dược phẩm thiết yếu có 13 doanh nghiệp tham gia, bình ổn 21 nhóm thuốc với khoảng 300 mặt hàng.

Các doanh nghiệp năm nay được điều chỉnh giá bán khi giá nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất tăng từ 5-10% và điều chỉnh giảm khi giá thị trường giảm 5%. Các mặt hàng trong chương trình đảm bảo thấp hơn thị trường từ 5-10%. Riêng nhóm sữa thì giữ ổn định trong suốt năm.

Giảm giá thịt heo, dầu ăn, trứng

Từ 1-4 tới, các chương trình bình ổn bắt đầu “chạy” chương trình của năm 2013 – 2014. Theo đó, giá bán sẽ được điều chỉnh để phù hợp với thực tế thị trường.

Trong đó, các mặt hàng thuộc nhóm lương thực, thực phẩm gần như giữ nguyên so với giá áp dụng trước 1-4. Có một số mặt hàng được điều chỉnh giảm nhẹ như thịt heo các loại giảm 2.000 đồng/kg; trứng vịt giảm 500 đồng/chục (còn 30.000 đồng); dầu ăn giảm 1.000 đồng (còn 32.000 đồng/lít)…

Nhóm mặt hàng sữa được điều chỉnh tăng 5 – 6%…

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới