Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM tăng gấp 3 lần vốn đầu tư cho giao thông

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM tăng gấp 3 lần vốn đầu tư cho giao thông

Văn Nam

TPHCM tăng gấp 3 lần vốn đầu tư cho giao thông
Cảnh lưu thông trên xa lộ Hà Nội – Ảnh: Phạm Thanh.

(TBKTSG Online) – Chính quyền TPHCM lên kế hoạch nhu cầu vốn đầu tư 5 năm tới (2016 – 2020) cho các dự án lĩnh vực giao thông đường bộ là 124.200 tỉ đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với khoảng chi gần 39.000 tỉ đồng cho lĩnh vực giao thông từ năm 2011 đến nay. 

UBND thành phố dự tính sẽ bố trí đủ vốn xây dựng và hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020.

Trong số vốn này, vốn từ ngân sách thành phố chiếm hơn 55.000 tỉ đồng, còn lại các nguồn vốn đối ứng và hỗ trợ các dự án PPP, vốn trung ương, vốn ODA và vốn của nhà đầu tư tự huy động.

Một số dự án nút giao trọng điểm nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông tại thành phố như cầu vượt thép tại nút giao ngã 6 Gò Vấp, nút giao thông vòng xoay Mỹ Thủy, nút giao Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh, xây dựng hầm chui tại ngã tư An Sương, nút giao thông An Phú, nút giao Cộng Hòa – Trường Chinh, dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố như Quốc lộ 50, Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh), đường Tân Kỳ Tân Quý …

Chính quyền thành phố cũng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai nhanh dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, xây dựng một phần đường Vành đai 3, Vành đai 4 trước năm 2020.

Các nội dung về đầu tư cho giao thông trên được nêu tại báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 – 2015 và phương hướng năm 2016 – 2020 của UBND thành phố ban hành ngày 17-8 vừa qua.

Theo UBND thành phố, năm 2011 thành phố đã đề ra 7 chỉ tiêu về giao thông gồm khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị, tổng chiều dài đường làm mới, số cây cầu xây dựng mới, mật độ đường giao thông, tỷ lệ đất dành cho giao thông, số vụ ùn tắc giao thông, số vụ số người chết bị thương do tai nạn giao thông.

Đến nay sau 5 năm thống kê lại 6/7 chỉ tiêu đều đạt, duy chỉ có chỉ tiêu khối lượng vận tải hành khách công cộng ban đầu đặt mục tiêu đến năm 2015 đáp ứng 15% nhu cầu đi lại của người dân nhưng đến nay chỉ đáp ứng 9,8% nhu cầu, tương ứng 600 triệu lượt hành khách.

UBND thành phố cho biết nguyên nhân khối lượng vận tải hành khách công cộng chưa đạt là do chính sách hạn chế xe cá nhân chưa được thực hiện, chưa có phương tiện vận tải hành khách lớn như tàu điện ngầm, xe buýt nhanh, hạ tầng phục vụ xe buýt còn yếu kém …

Với nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng vận chuyển hành khách công cộng bão hòa nói trên, riêng chỉ tiêu khối lượng vận tải hành khách công cộng được chính quyền thành phố đề ra đến năm 2020 cũng chỉ đạt 9,9%, tăng 87 triệu lượt hành khách so với giai đoạn 2015.

Xem thêm:

>> TPHCM lại kẹt xe kéo dài trên xa lộ Hà Nội

>> Năm 2015: nhiều đổi thay cho đô thị TPHCM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới