Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM tăng lượng cung ứng hàng thực phẩm chế biến sẵn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM tăng lượng cung ứng hàng thực phẩm chế biến sẵn

Chánh Trung

(KTSG Online) – Sở Công Thương TPHCM có văn bản đề nghị các hệ thống phân phối tăng lượng cung ứng lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, đảm bảo hàng hóa đầy đủ trên các quầy kệ.

TPHCM tăng lượng cung ứng hàng thực phẩm chế biến sẵn

TPHCM yêu cầu các hệ thống phân phối tăng nguồn hàng thực phẩm chế biến sẵn để phục vụ người dân. Ảnh: Thiện Võ

Tối 9-7, Sở Công Thương TPHCM đã có công văn gửi đến lãnh đạo các hệ thống phân phối Saigon Co.op, Satra, MM.Mega Market, Family Mart, AEON, Bách Hóa Xanh, VinMart, Vissan… để triển khai tăng lượng cung ứng lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, đảm bảo hàng hóa đầy đủ trên các quầy kệ, với đa dạng các chủng loại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các hệ thống phân phối cần tăng phát loa thông tin, hướng dẫn khách đến mua sắm, không để tình trạng tập trung đông người, mua gom hàng hóa và giới thiệu thực đơn các mặt hàng chế biến sẵn có tại các điểm bán hàng của hệ thống…

TPHCM đã yêu cầu tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9-7, việc này gây khó khăn cho nhiều người dân, đặc biệt những người không có điều kiện nấu ăn.

Nhận thấy trên thực tế nhiều người dân có nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn ngay vì vậy TPHCM đã yêu cầu các hệ thông phân phối như Saigon Co.op, Satra, MM.Mega Market, Bách Hóa Xanh, VinMart, Family Mart, AEON, Visan… tăng lượng hàng cung ứng thực phẩm chế biến sẵn. Phối hợp với các hệ thống giao hàng online, các hình thức phân phối trực tiếp đến tận tay người dân khi có yêu cầu để giải quyết khó khăn cho người dân.

Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối cần đảm bảo các điểm bán hàng hoạt động liên tục, không gián đoạn, bổ sung hàng hóa liên tục lên kệ, hạn chế để quầy kệ trống, đặc biệt với hàng bình ổn giá, thực phẩm thiết yếu.

Bổ sung nhân lực, có chính sách khuyến khích mua hàng trực tuyến trên các ứng dụng Zalo, fanpage, bán hàng qua điện thoại. Ưu tiên trên các trang này hiển thị các mặt hàng thực phẩm phục chế biến sẵn phục vụ nhu cầu bữa ăn hằng ngày.

Cần có phương án phối hợp với các hệ thống giao hàng, các hình thức phân phối trực tiếp đến tận tay người dân khi có yêu cầu, đảm bảo giao nhận đúng quy trình, an toàn phòng chống dịch.

Theo Sở Công Thương, việc thiếu hàng hóa trong các ngày qua chỉ là cục bộ bởi hàng hóa kẹt ở cửa ngõ, dân mua nhiều hàng không đưa lên kệ kịp. Không những vậy, nhu cầu mua hàng hóa tích trữ trong nhiều ngày và tăng đột biến trong một thời điểm nên hàng hóa không thể đáp ứng ngay.

Sở Công Thương TPHCM cũng cho biết đã lập website https://nongsan.congthuong.hochiminhcity.gov.vn để đưa các mặt hàng nông sản bán trực tuyến phục vụ người dân thành phố trong những ngày giãn cách.

Sở đã chỉ đạo khẩn các đơn vị liên quan lập một website “gom” các website bán nông sản trực tuyến để giới thiệu cho người dân mua sắm online mà không cần đi chợ. Điều này vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, vừa giúp người dân an tâm mua các loại hàng hóa thiết yếu, với các mức giá được niêm yết công khai. Người dân có nhu cầu có thể truy cập vào https://nongsan.congthuong.hochiminhcity.gov.vn.

Sở Công Thương TP HCM cho biết tính đến chiều ngày 9-7, toàn thành phố có đến 148/234 chợ truyền thống, 3/3 chợ đầu mối, 6/106 siêu thị, 94/2.626 cửa hàng tiện lợi tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Như vậy, đã có khoảng 2/3 số chợ truyền thống, bao gồm 3 chợ đầu mối của TPHCM đã tạm ngưng hoạt động.

 

Mời đọc thêm:

‘Giấy thông hành’ chống dịch mỗi nơi một kiểu chặn đứng dòng lưu thông hàng hóa

Hàng hóa về siêu thị nhiều, lượng mua online tiếp tục tăng cao

Hàng hóa đầy các kệ hàng siêu thị trong ngày đầu TPHCM giãn cách

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới