Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Trạm thu phí T2 được đề xuất mua lại bằng ngân sách có giá bao nhiêu?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trạm thu phí T2 được đề xuất mua lại bằng ngân sách có giá bao nhiêu?

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Trạm thu phí T2 nằm sát cầu Vàm Cống, là trạm thu phí duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ dùng ngân sách để mua lại có giá bao nhiêu?

Bộ GTVT đề nghị Nhà nước mua lại 4 trạm thu phí không có 'lối ra'

Trạm thu phí T2 được đề xuất mua lại bằng ngân sách có giá bao nhiêu?
Trạm thu phí T2 được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ mua lại bằng ngân sách. Ảnh: Trung Chánh

Trao đổi với TBKTSG Online vào hôm nay, 25-5, về việc Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ mua lại trạm thu phí T2, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ cho biết, địa phương không nắm được thông tin.

Theo ông Dũng, toàn bộ việc ký kết hợp đồng, thực hiện quản lý, vận hành dự án do Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải ký kết với chủ đầu tư.

“Địa phương chỉ hỗ trợ về công tác giải phóng mặt bằng thôi”, ông cho biết.

Theo nguồn tin của TBKTSG Online, Công ty cổ phần đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ – An Giang là doanh nghiệp được thành lập bởi liên danh Tổng công ty cổ phần Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (CTI) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 đoạn km14+000 đến km50+889 theo hợp đồng BOT (xây dựng- kinh doanh – chuyển giao).

Theo đó, dự án được chia làm hai phân đoạn, gồm phân đoạn 1 là cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 đoạn từ km14 đến km50+889; phân đoạn 2 thực hiện mở rộng, tăng cường nền, mặt đường quốc lộ 91B đoạn từ km0+000 đến km15+793.

Dự án nêu trên cũng đã được Kiểm toán Nhà nước xác định giá trị đầu tư là trên 1.651 tỉ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu là trên 277 tỉ đồng (thực tế đã góp 282 tỉ đồng); tổng vốn vay theo hợp đồng BOT là trên 1.373 tỉ đồng.

Để thực hiện hoàn vốn, chủ đầu tư được đặt hai trạm thu phí, gồm T1 và T2 để thu phí các phương tiện.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, dự án đã nhiều lần bị tài xế phản đối tại trạm thu phí T2 do đặt trạm sai vị trí. Đặc biệt, sau khi cầu Vàm Cống được khánh thành, thông xe từ ngày 19-5-2019, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn và buộc xả trạm từ ngày 25-5-2019 đến nay.

Trong thời gian xả trạm, các đơn vị liên quan đã nhiều lần họp bàn để tháo gỡ khó khăn tại trạm thu phí T2. Trong đó, có việc chủ đầu tư dự án đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có phương án "nhận lại dự án" và "hoàn trả chi phí đầu tư dự án cho nhà đầu tư".

Liên quan đến đề nghị nêu trên của chủ đầu tư, ngày 4-11-2019, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có thông báo thống nhất chọn phương án không thu tiền dịch vụ sử dụng tại trạm thu phí T2 và chọn phương án dùng vốn ngân sách hỗ trợ cho phần đầu tư quốc lộ 91B để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý.

Thực tế, mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Chính phủ về phương án sử dụng vốn ngân sách để mua lại trạm thu phí T2.

Việc ngân sách phải chi bao nhiêu để mua lại dự án chưa thấy đề cập, nhưng chủ đầu tư từng đề nghị: để xóa trạm T2, Chính phủ phải hỗ trợ cho dự án khoảng 880 tỉ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 400 tỉ đồng và chi phí xây dựng quốc lộ 91B khoảng 480 tỉ đồng.

Khi được hỗ trợ, dự án chỉ thực hiện thu phí tại trạm T1, tức thu phí để hoàn vốn cho phân đoạn cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 đoạn từ km14 đến km50+889.

Được biết, hiện nay trạm thu phí T2 đang ngưng hoạt động, trong khi trạm thu phí T1 vẫn được hoạt động bình thường để thu phí các phương tiện qua lại.

Vị trí đặt bình chọn

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới