Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tranh cãi chuyện kết thúc khủng hoảng nợ châu Âu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tranh cãi chuyện kết thúc khủng hoảng nợ châu Âu

Phúc Minh

Thủ tướng Tây Ban Nha, José Luis Rodríguez Zapatero cho biết khủng hoảng nợ tại châu Âu kết thúc gây tranh cãi. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Thủ tướng Tây Ban Nha, José Luis Rodríguez Zapatero ngày 21-9 trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal cho biết khủng hoảng nợ tại châu Âu đã kết thúc. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng phát ngôn của ông quá khinh suất, nghĩa là khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa kết thúc.

Phát ngôn của Thủ tướng Tây Ban Nha khiến một số nhà kinh tế bất ngờ. Nhà kinh tế Desmond Lachman của Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Chúng tôi nhìn thấy các nhà đầu tư đang đòi hỏi lãi suất cao hơn khi mua trái phiếu của Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha… Các trái phiếu này có thể sẽ đạt mức cao nhất trong năm nay”.

Ông Lachman cho rằng nếu cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu kết thúc, lãi suất trái phiếu của các nước trên sẽ tự động giảm xuống, chứ không phải tăng lên như hiện giờ.

Trong khi đó, nhà kinh tế Michael Schuman cho biết trên trang web của tạp chí Time: “Ông Zapatero có thể không nhìn thấy Ireland đang trải qua thử thách và khó khăn”.

Ireland từng được công nhận là mô hình cho các cải cách của khu vực đồng euro (eurozone), hiện đang trở thành tiêu điểm lo lắng của nhà đầu tư; thị trường trái phiếu cho thấy rủi ro của nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chính phủ của Ireland ngày càng cao. Chính phủ Ireland ngày 21-9 đã thành công trong việc bán 20 tỉ đô la Mỹ trái phiếu chính phủ nhưng phải trả giá bằng mức lãi suất cao.

Ngày 22-9, Bồ Đào Nha bán 750 triệu euro trái phiếu chính phủ với mức lãi suất cao nhất kế từ khi nước nay gia nhập eurozone. Điều này cho thấy thị trường vẫn còn lo ngại về tình hình tài chính của các nước eurozone.

Ngoài Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland, Ý và Tây Ban Nha cũng là những nước có nguy cơ khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, để tránh rơi vào cảnh tượng như Hy Lạp, chính phủ Tây Ban Nha đã sớm thực hiện kế hoạch thắt chặt tài chính và cải cách kinh tế.

Khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa kết thúc. Ảnh: TL

Ông Lachman đoán ông Zapatero phát biểu như trên là vì cuộc khủng hoảng nợ ở mức độ nào đó đã làm khủng hoảng niềm tin của nhà đầu tư. Với tư cách là Thủ tướng Tây Ban Nha, ông Zapatero muốn khôi phục niềm tin thị trường.

Tuy nhiên, dù ông Zapatero có nói thế nào nhưng nếu vấn đề của eurozone chưa được giải quyết từ gốc rễ, eurozone rất khó để khôi phục niềm tin của thị trường.

Giáo sư Đại học Columbia, ông Charles Calomiris, nói: “Tôi không nghĩ rằng niềm tin của thị trường đã được phục hồi. Tình hình của nhiều nước rõ ràng đã được cải thiện, đặc biệt là Hy Lạp, tôi thấy lạc quan hơn so với hồi tháng 3-2010. Tuy nhiên, các nước vẫn còn quãng đường dài để hoàn thành việc cải cách”.

(theo VOA)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới