Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tranh chấp NDA: Tham gia cuộc chơi, sao không chấp nhận luật chơi?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tranh chấp NDA: Tham gia cuộc chơi, sao không chấp nhận luật chơi?

Lê Thiện

(TBKTSG Online) –  Khi đặt bút ký thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh (NDA), người lao động (NLD) đã  đã chấp nhận hạn chế quyền mà Hiến pháp, Bộ Luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác ghi nhận cho mình, đồng thời, phải có nghĩa vụ thực hiện những gì mình đã cam kết.

Tranh chấp NDA: Tham gia cuộc chơi, sao không chấp nhận luật chơi?
Người lao động khi đeo "vòng kim cô" sẽ được hưởng quyền lợi gì? Ảnh: Thành Hoa.

Quyền của NLD và người sử dụng lao động

Việc giao kết hợp đồng lao động giữa NLD và người sử dụng lao động (NSDLD) được điều chỉnh trực tiếp bởi Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật khác liên quan. Tuy nhiên, khi nhắc về quyền của NLD nói riêng và quyền của công dân nói chung thì cần bắt đầu từ Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại Chương 2. Theo đó, công dân có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

Còn theo luật lao động, Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động 2012 quy định rõ NLD có quyền “làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp". Song song đó, NLD phải chấp nhận những nghĩa vụ phát sinh, trong đó có nghĩa vụ “thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể”.

Cũng theo bộ luật này, NSDLD có quyền “tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”. Đồng thời, NSDLD cũng có nghĩa vụ “ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận khác với người lao động”.

Bên cạnh những quyền được liệt kê thì NSDLD còn có các quyền khác mà ai cũng biết đó là quyền xây dựng phát triển doanh nghiệp, quyền bảo vệ tài sản doanh nghiệp, quyền bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật doanh nghiệp… thông qua việc sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có “thuyết phục, thương lượng” với NLD ký kết thỏa thuận NDA.

Chẳng hề có sự ép buộc hay chênh lệch về vị thế giữa NLD và NSDLD khi tiến hành thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động. Điều 7 của Bộ luật Lao động cũng chỉ rõ “quan hệ lao động giữa NLD hoặc tập thể lao động và NSDLD được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau” và nó phù hợp với tinh thần, điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự được Bộ luật Dân sự quy định.

Chấp nhận luật chơi

Rất nhiều quan điểm khác nhau luận bàn về giá trị pháp lý của thỏa thuận NDA trong khi pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định điều chỉnh trực tiếp loại thỏa thuận này. Duy nhất tại Khoản 2 Điều 23 về nội dung hợp đồng lao động của Bộ luật Lao động 2012 quy định “khi NLD làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định pháp luật thì NSDLD có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLD về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, quyền lợi và bồi thường trong trường hợp NLD vi phạm”.

Lúc này NDA được xem như là một giao dịch dân sự, một thỏa thuận giữa NSDLD và NLD – một nội dung trong số các nội dung của hợp đồng lao động. Do đó, dẫn chiếu vào các quy định của một giao dịch dân sự, các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự mà Bộ luật Dân sự quy định để xác định giá trị pháp lý của nó. 

Từ đó thấy được thỏa thuận NDA giữa NLD và NSDLD hoàn toàn có giá trị pháp lý. Nhưng lưu ý rằng, một khi NLD quyết định tham gia quan hệ lao động, chấp nhận thỏa thuận NDA, tức lúc này đã chấp nhận hạn chế quyền mà Hiến pháp, Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác ghi nhận cho mình (như đã nói ở trên), đồng thời, có nghĩa vụ thực hiện những gì mình đã cam kết theo hợp đồng, theo thỏa thuận.

Bên cạnh đó, không nhiều các doanh nghiệp tiến hành thỏa thuận ký kết NDA với NLD, những đối tượng mà NSDLD tiến hành thỏa thuận NDA thường là những người làm việc liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật doanh nghiệp… có vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó, về ý chí, họ hoàn toàn nhận thức được giá trị ràng buộc của thỏa thuận này. Không có lý do gì khi “chia tay”, NLD quay ngược lại, cho rằng thỏa thuận này vi phạm quy định pháp luật về quyền của NLD, trong khi trước đó bản thân đã đặt bút chấp nhận tham gia cuộc chơi và đã chấp nhận luật chơi.

Vấn đề đặt ra ở đây không phải là giá trị pháp lý của thỏa thuận NDA mà là những quyền lợi nào NLD được hưởng một khi họ đặt bút ký vào thỏa thuận NDA? Giả sử sau khi ký NDA, thì trong khoảng thời gian làm việc, NLD được hưởng các quyền lợi gì? Hay sau khi kết thúc hợp đồng và trong khoảng thời gian hạn chế quyền được tự do làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc thì NLD nhận được lợi ích gì từ phía chủ cũ.

Tiếp nối cho tiêu để bài viết của Luật sư Lạc Duy trên TBKTSG Online ngày 18-7 “Ai tự nguyên đeo “vòng kim cô”, người viết xin kết thúc bằng câu hỏi “Đeo vòng kim cô sẽ được hưởng quyền lợi gì?”
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới