Thứ Bảy, 23/09/2023, 07:54
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Trung Quốc dựa vào công nghệ khoan nước sâu để giảm phụ thuộc vào dầu nước ngoài

Lê Linh

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trung Quốc đang chạy đua xây dựng những giàn khoan nước sâu khổng lồ để tìm kiếm và khai thác dầu khí ở những vùng biển xa bờ. Nỗ lực này nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước ngày càng tăng và giảm sự phụ thuộc vào dầu thô nước ngoài.

Chân đế cho một giàn khoan dầu ngoài khơi được lắp ráp tại một cơ sở sản xuất của CNOCC ở Châu Hải, Trung Quốc. Ảnh: CNOOC

Tại một cơ sở sản xuất của Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ở thành phố Châu Hải, tỉnh Quảnh Đông, gần thánh địa cờ bạc của Macau, hơn 15.000 công nhân có thể làm việc cùng một lúc để sản xuất giàn khoan khổng lồ và triển khai chúng tại các mỏ dầu ngoài khơi xa của Trung Quốc.

Nỗ lực khoan dầu khí nước sâu của Trung Quốc diễn ra khi các giếng dầu trên bờ trở nên già cỗi và nhu cầu năng lượng bất tận khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào dầu thô nước ngoài. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, phụ thuộc 70% nhu cầu dầu vào nguồn cung từ nước ngoài, so với mức dưới 10% vào đầu thập niên 2000.

Với các cơ sở công nghiệp rộng lớn và tham vọng khai thác dầu khí nước sâu, CNOOC, một trong ba tập đoàn dầu mỏ quốc doanh chính của Trung Quốc, đang vung tiền để phát triển công nghệ khoan hiện nằm dưới sự thống trị của các công ty dầu mỏ phương Tây. Nhưng việc thúc đẩy nỗ lực khoan dầu khí nước sâu có thể đưa Trung Quốc tiến vào các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng.

Washington đã đưa CNOOC vào danh sách đen vào năm 2021, vì cho rằng tập đoàn này đã hành động phối hợp với quân đội Trung Quốc để “bắt nạt” các nước láng giềng về các yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn Biển Đông.

CNOOC đã phát triển biển Bột Hải nằm giữa miền bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên thành mỏ dầu lớn nhất của nước này và đang mở rộng các mỏ khác ở Biển Đông. Các giếng dầu trên biển đóng góp 60% sản lượng dầu mới của Trung Quốc vào năm ngoái.

“Các thùng dầu chưa khai thác ở ngoài khơi  Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành động lực không thể thiếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thập niên tới. Các tiến bộ công nghệ và khả năng tiếp cận tăng lên cho phép Trung Quốc tập trung nhiều hoạt động khoan hơn ở các vùng biển nước sâu”, Baihui Yu, nhà phân tích cấp cao của S&P Global Commodity Insights, nhận định.

Trung Quốc không phải là nước đầu tiên vươn ra các vùng biển xa bờ để tìm kiếm nguồn dầu thay thế cho các trữ lượng đang cạn kiện trên đất liền. Các công ty khoan dầu khí của Mỹ đã mở rộng khai thác ở Vịnh Mexico vào thập niên 1960. Và các công ty châu Âu đã biến Biển Bắc thành một trung tâm sản xuất dầu khí lớn vào thập niên 1970 và 1980.

CNOOC là nhà sản xuất dầu ngoài khơi độc quyền của Trung Quốc. Sản lượng dầu khai thác trong nước của tập đoàn này đóng góp 23% tổng sản lượng dầu của cả nước vào năm 2021, so với 15% vào năm 2013. CNOOC đang đầu tư mạnh mẽ để tăng sản lượng dầu thêm từ 4-6% trong năm nay và thêm 12% vào năm 2025.

Ngoài những rào cản về địa chính trị, những thách thức kỹ thuật của hoạt động khoan nước sâu cũng rất lớn.

Vào một buổi chiều gần đây tại cơ sở sản xuất giàn khoan của CNOOC ở Châu Hải, một nhóm công nhân hoàn thiện một cấu trúc thép khổng lồ, được gọi là chân đế giàn khoan, dự kiến sẽ được tàu đưa ra ở một vùng biển cách bờ 200 km. Với chiều dài 338,5 mét, chân đế giàn khoan này sẽ được dựng đứng từ đáy lên trên bề mặt đại dương Những chân đế này cần phải đủ chắc chắn để chịu được sóng lớn và bão.

Các tập đoàn dầu mỏ lớn của phương Tây như Chevron và Shell vẫn là những công ty tiên tiến nhất trong lĩnh vực khoan xa bờ, sở hữu năng lực công nghệ cho phép họ khoan ở những môi trường ngoài khơi khắc nghiệt hơn và sâu hơn. Nhưng CNOOC đang dần bắt kịp.

Một năm trước, CNOOC đã sản xuất chân đế giàn khoan lớn nhất trong lịch sử châu Á cho mỏ dầu Haiji-1 nằm nằm ở lưu vực cửa sông Châu Giang, tỉnh Quảng Đông. Tập đoàn này đang tăng cường thăm dò ở các vùng nước sâu hơn nằm xa bờ biển Trung Quốc. CNOOC dự kiến ​​ sản xuất từ 650-660 triệu thùng dầu trong năm nay và cũng đang tham gia vào các dự án trên toàn cầu.

Tại một địa điểm sản xuất khác ở Thanh Đảo, tỉnh Quảng Đông, CNOOC đang phát triển một công nghệ thậm chí còn tiên tiến hơn: chế tạo một con tàu hình trụ mới, được thiết kế để nổi gần chân đế và giàn khoan dầu. Con tàu này sẽ xử lý và lưu trữ dầu khai thác được trước khi chuyển lên tàu chở dầu.

Theo CNOOC,  những tiến bộ công nghệ như vậy giúp phát triển một số mỏ ngoài khơi, vốn không khả thi kinh tế trước đây.

Theo Bloomberg

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới