Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Trung Quốc: phá thế độc quyền của ngân hàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trung Quốc: phá thế độc quyền của ngân hàng

Thái Bình

Trung Quốc: phá thế độc quyền của ngân hàng
Tăng trưởng GDP (bên trái) và tỷ lệ thặng dư tài khoản vãng lai so với GDP của Trung Quốc trong mấy năm qua. Nguồn: WSJ

(TBKTSG Online) – Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa lên tiếng yêu cầu phá bỏ sự độc quyền của các ngân hàng lớn để dòng tiền chảy được vào các doanh nghiệp tư nhân đang đói vốn giữa lúc kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng thấp nhất trong ba năm qua.

“Nói thật, các ngân hàng của chúng ta kiếm lợi nhuận quá dễ dàng. Tại sao? Bởi vì chỉ một số ít các ngân hàng lớn chiếm giữ vị trí độc quyền, ai cũng phải đến đó vay tiền, vay vốn. Đó là lý do tại sao, để thu hút vốn tư nhân vào lĩnh vực tài chính chúng ta phải phá vỡ sự độc quyền đó”, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc CNR tường thuật lời ông Ôn phát biểu tại một cuộc hội thảo với giới doanh nhân.

Thông tin này được đưa ra khi có số liệu chưa chính thức cho thấy trong quí 1-2012, kinh tế Trung Quốc tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng thấp nhất kể từ quí 2-2009.

Khi kinh tế chậm lại, vai trò của các ngân hàng thương mại nhà nước trong việc cung cấp tín dụng được mọi người chú ý nhiều hơn. Bốn “đại ngân hàng” Trung Quốc là Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Trung Hoa, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp chủ yếu chỉ cho vay tới các doanh nghiệp nhà nước, được chính quyền bảo đảm thanh toán, trong khi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vay vốn không chính thức trên thị trường tín dụng đen với lãi suất cắt cổ.

Bốn đại ngân hàng này chiếm 55% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng Trung Quốc và trong năm 2011, dù kinh tế tăng trưởng chậm lại, 4 đại ngân hàng này cũng đạt lợi nhuận 632,21 tỉ nhân dân tệ, tương đương 99 tỉ đô la Mỹ. Việc công bố lợi nhuận “khủng” của các ngân hàng đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong giới kinh doanh Trung Quốc khi hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa vì thiếu vốn.

Tuần trước Bắc Kinh đã bắt đầu thí điểm việc “hợp pháp hóa” tín dụng tư nhân ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang và cho phép các quỹ đầu tư gián tiếp của nước ngoài được mở rộng quy mô vốn đầu tư ở Trung Quốc từ 50 tỉ đô la lên tối đa 80 tỉ đô la Mỹ.

(theo Reuters, WSJ)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới