Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Trung Quốc-Pháp đạt thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trung Quốc-Pháp đạt thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu

Phúc Minh

Trung Quốc-Pháp đạt thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu
Tổng thống Pháp Hollande trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: Getty

(TBKTSG Online) – Ngay 2-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Francois Hollande đang thăm Bắc Kinh ra tuyên bố chung về chống biến đổi khí hậu, cam kết thúc đẩy chương trình làm việc nhằm tăng cường nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2020 tại Hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 21 của Liên hiệp quốc (COP21), dự kiến diễn ra ngày 30-11 tại Paris (Pháp).

Trong tuyên bố chung, hai nước nhất trí đạt "thỏa thuận đầy tham vọng và ràng buộc pháp lý" tại COP21. Thỏa thuận sẽ này "phản ánh các nguyên tắc về trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt mức độ giữa các nước" nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Lãnh đạo Pháp, Trung Quốc cũng tuyên bố khởi động các chiến dịch quốc gia riêng để hướng đến nền kinh tế carbon thấp vào năm 2050.

Tổng thống Hollande cho rằng tuyên bố trên là bước tiến lớn hướng đến việc đạt thỏa thuận tại COP21. Với tuyên bố này, Pháp có thể kỳ vọng vào thành công của hội nghị.

Trước đó, phát biểu tại Trùng Khánh – chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Quốc, Tổng thống Hollande đã nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ông nêu bật sự cần thiết của việc Trung Quốc ủng hộ nhằm đi đến "thỏa thuận toàn diện và đầy tham vọng" cho nhân loại.

Giới phân tích nhận định Trung Quốc – một trong những nước phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới (25%) – sẽ đóng vai trò quan trọng trong COP21, trong bối cảnh vẫn còn tranh cãi về việc liệu các nước phát triển hay đang phát triển phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc giảm lượng khí phát thải.

Trong chuyến thăm Pháp vào tháng 7-2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cam kết Trung Quốc sẽ cố gắng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong vòng 5 năm tới như một phần cam kết của nước này trước hôi nghị COP 21, đồng thời thông qua chiến lược quốc gia về giảm tiêu thụ than đá và đầu tư hơn nữa vào năng lượng tái tạo.

Hiện, Trung Quốc đang giảm lượng tiêu thụ than và đang trở thành nước đứng đầu thế giới về việc sử dụng năng lượng tái tạo. Cam kết mạnh mẽ của Bắc Kinh được cho là sẽ giúp các nước khác nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

TQ ra mắt máy bay dân dụng đầu tiên tự chế tạo

Máy bay C919 do TQ tự sản xuất. Ảnh: THX

Chiếc máy bay thương mại cỡ lớn C919 – máy bay tự sản xuất đầu tiên của Trung Quốc – vừa rời khỏi công đoạn lắp ráp cuối cùng tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 2-11.

C919 là sản phẩm của Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC), có thiết kế 158 chỗ ngồi và chặng bay tiêu chuẩn là 4.075 kilomet.

Theo kế hoạch, máy bay C919 sẽ bay thử chuyến đầu tiên vào năm 2016 và bay các chuyến thử nghiệm trong 3 năm trước khi đưa vào khai thác thương mại.

COMAC cho biết hiện có 21 đối tác trong và ngoài nước đặt mua 517 chiếc máy bay trên.

Mặc dù C919 là máy bay đầu tiên cho Trung Quốc nghiên cứu và chế tạo nhưng động cơ và hệ thống vận hành được nhập từ nước ngoài. C919 sử dụng động cơ LEAP-1C của hãng CFM (công ty liên doanh của Pháp và Mỹ, chuyên cung cấp các loại động cơ cho máy bay).

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới