Thứ Sáu, 24/03/2023, 21:05
28 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Trung Quốc xây đảo nhân tạo: Tác động xấu đến mọi mặt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trung Quốc xây đảo nhân tạo: Tác động xấu đến mọi mặt

Mạnh Tùng

Trung Quốc xây đảo nhân tạo: Tác động xấu đến mọi mặt
GS Erik Frankx (thứ hai  từ trái qua) trao đổi với báo chí bên lề hội thảo về Biển Đông hôm nay 25-7. Ảnh: Mạnh Tùng

(TBKTSG Online) – Hành vi bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang và những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại và môi trường của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đây là những ý kiến được các học giả của Việt Nam và quốc tế nêu ra trong Hội thảo quốc tế “Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực”, được Trường Đại học Luật TPHCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức vào ngày hôm nay 25-7 tại TPHCM.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tiến hành bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo với quy mô rất lớn tại các bãi đá trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5-2014.

Theo TS. Ngô Hữu Phước, Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, Khoa Luật Quốc tế của Đại học Luật TPHCM, hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc làm cho tiến trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia liên quan trên Biển Đông ngày càng phức tạp, bế tắc và trở nên nguy hiểm.

“Bởi lẽ, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang có sự hiện diện của các quốc gia khác là Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan. Do đó, bất kỳ bên nào ngang nhiên làm thay đổi hiện trạng khu vực này đều có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực và không loại trừ xung đột quân sự”, theo ông Phước.

Cũng theo ông Phước, hành động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên quần đào Trường Sa đang đe dọa đến tự do hàng hải, hàng không, thương mại khu vực và thế giới. Ông Phước phân tích, với mục đích bảo vệ các đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố thiết lập một vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo này và cấm tàu, thuyền, máy bay của các quốc gia khác hoạt động trong vùng biển và vùng trời trên các đảo nhân tạo đó.

Trên thực tế, Trung Quốc đã lớn tiếng đe doạ sẽ sử dụng vũ lực đối với tàu thuyền và máy bay “xâm phạm” vùng biển xung quanh đảo nhân tạo và trên trời của những hòn đảo này.

Ngoài ra, hành động phi pháp trên của Trung Quốc cũng tác động tiêu cực đến môi trường biển. Theo đó, bằng việc sử dụng công nghệ nạo vét hiện đại để lấy hàng triệu tấn đá, cát từ đáy đại dương và bơm lên các thực thể để tạo ra các đảo mới, Trung Quốc đã phá hủy các rạng san hô phải hàng ngàn năm mới hình thành được.

Theo một số liệu ước tính của các nhà khoa học, hành vi này của Trung Quốc đã làm tổn hại hơn 300 héc ta rạng san hô biển, gây tổn thất ban đầu hơn 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm cho các nước xung quanh biển Đông cùng những tổn thất khác không thể bù đắp cho môi trường.

“Trung Quốc đã vi phạm các quy định về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển và hợp tác bảo vệ môi trường biển của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) đồng thời vi phạm các quy định của Công ước bảo vệ đa dạng sinh học năm 1992 liên quan đến nghĩa vụ không được để các hành động do mình kiểm soát gây hại đến môi trường của các quốc gia khác”, ông Phước kết luận.

Ông Anup Singh, Phó đô đốc, nguyên Tổng tư lệnh lực lượng hải quân miền Đông Ấn Độ cho rằng, UNCLOS chỉ cho phép một quốc gia có quyền tài phán đối với 200 hải lý tính từ đất liền. Trung Quốc đã ký hiệp ước nêu trên vào năm 1982 và phê chuẩn vào năm 1996.

Do đó, không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc thăm dò ngoài vùng đặc quyền kinh tế này và cả hành vi bồi thêm đất ngoài khu vực đó. Nhưng Trung Quốc đã không tuân theo bất kỳ quy định nào trong việc mở rộng chủ quyền, quyền tài phán của mình trên biển Đông, vị phó đô đốc thẳng thắn nhận định.

Cũng theo ông Anup Singh, hành vi xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc  không những kích động cuộc chạy đua vũ trang, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại toàn cầu, tác động tiêu cực đến lĩnh vực hàng hải, hàng không của nhiều nước trên thế giới.

“Biển Đông là đường vận chuyển hàng hải quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu với giá trị hàng hóa ước tính là 5,3 tỉ đô la Mỹ, 11 triệu thùng dầu mỗi ngày và 6 triệu khối khí gas mỗi năm được vận chuyển qua vùng biển này. Nếu bất cứ hành động nào của Trung Quốc dẫn đến một khủng hoảng, hiệu ứng domino sẽ làm đường vận chuyển hàng hải hỗn độn, tác động rất lớn đến kinh tế thế giới”, ông Anup Singh cảnh báo.

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, GS Erik Frankx, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Luật châu Âu của Đại học Vrije Brussel (Bỉ), đồng thời là thành viên Tòa Trọng tài thường trực La Haye (Hà Lan) cho rằng, các nước liên quan trên khu vực Biển Đông cần xác định một khuôn khổ pháp lý phù hợp để giải quyết được những tranh chấp hiện nay.

Theo đó, các nước cần ngồi lại với nhau để đưa ra một quan điểm giải quyết tranh chấp chung, song theo GS Erik Frankx, Trung Quốc lại đang là nước chưa thực hiện tốt điều này. Ông cho rằng, hơn lúc nào hết, Trung Quốc cần tôn trọng các quy định của UNCLOS, một công ước mà họ đã tham gia. 

Mời đọc thêm:

>> Biển Đông: cam go cuộc chiến pháp lý

>> Trung Quốc đẩy mạnh xây đảo ở Trường Sa

>> Phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới