Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TTCK châu Á tăng mạnh nhờ số liệu PMI của Trung Quốc cải thiện

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TTCK châu Á tăng mạnh nhờ số liệu PMI của Trung Quốc cải thiện

Đăng Linh

(TBKTSG Online) – Thị trường chứng khoán (TTCK) tại châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông… phiên ngày 1-4 tăng khá mạnh, từ 1,5 – 2%. Nguyên nhân chính ngoài việc TTCK Mỹ đi lên phiên cuối tuần trước còn do số liệu về khu vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 3-2019 tăng cao hơn dự báo.

Chứng khoán châu Á sẽ hấp dẫn trong năm 2019?

Ba rủi ro lớn với chứng khoán Mỹ năm 2019

TTCK châu Á tăng mạnh nhờ số liệu PMI của Trung Quốc cải thiện
Chỉ số PMI do Caixin đo lường sức khỏe khu vực sản xuất của Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg

Cụ thể, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc do Caixin (đơn vị đo lường) công bố tăng từ 49,9 lên 50,8 điểm (cao nhất trong vòng 8 tháng).

Điểm đáng chú ý của chỉ số này là ngoài việc tái lập mốc 50 điểm (mốc cho thấy sự mở rộng trở lại của hoạt động sản xuất) thì số liệu công bố thực tế đều vượt dự báo trước đó. Nhiều khả năng việc các chỉ số sản xuất vượt kỳ vọng là nguyên nhân chính hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư tại các TTCK châu Á phiên hôm nay.

Nhìn vào chỉ số PMI của Trung Quốc tháng qua có thể thấy, nhu cầu từ nước ngoài chỉ hồi phục nhẹ (nhưng vẫn ở mức yếu) trong khi nhu cầu trong nước lại tăng khá mạnh. Diễn biến này cho thấy nhiều khả năng chính sách tài khóa của Trung Quốc đang hỗ trợ cho nền kinh tế, nhất là trong 2 tháng đầu năm khi các chính quyền địa phương tại nước này đã phát hành một lượng lớn trái phiếu để tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng.

Như vậy, khả năng tăng trưởng của Trung Quốc có thể chạm đáy sớm hơn so với kỳ vọng (có thể ngay trong 6 tháng đầu năm nay). Dù vậy, sác xuất này mới chỉ tăng lên một chút, chưa hề đảm bảo chắc chắn kinh tế Trung Quốc sẽ tìm được “đáy” ngay trong quí tới. Trong kịch bản tích cực nhất cũng chỉ nên kỳ vọng kinh tế Trung Quốc có thể sớm ổn định trở lại chứ khó có thể lấy lại mức tăng trưởng cao như 3 thập kỷ gần đây.

Lý do là kinh tế Trung Quốc đang gặp phải các vấn đề mang tính cơ cấu dài hạn như già hóa dân số, lợi thế lao động rẻ không còn, nợ nhiều, đổi mới sáng tạo chưa được như kỳ vọng…

Động lực tăng trưởng của quốc gia này còn phụ thuộc vào đầu tư, tăng trưởng tín dụng cao, tận dụng lợi thế nhân lực trẻ, giá rẻ, là công xưởng của thế giới sang mô hình kinh tế với các ngành sản xuất có hàm lượng chất xám cao hơn, lấy động lực từ tiêu dùng trong nước… sẽ cần thêm rất nhiều thời gian.

Chừng nào các nguyên nhân mang tính cơ cấu này chưa được giải quyết thì Trung Quốc khó có thể lấy lại là đà tăng trưởng cao như giai đoạn trước. Các gói kích thích kinh tế chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và đặc biệt với qui mô nợ lớn như hiện nay, dư địa chính sách của Chính phủ Trung Quốc được đánh giá là không còn nhiều.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới