Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Túi PE xuất sang Mỹ chịu “thuế phạt” thêm 5 năm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Túi PE xuất sang Mỹ chịu “thuế phạt” thêm 5 năm

T.Thu

Túi PE xuất sang Mỹ chịu
Bên cạnh xuất khẩu, một số doanh nghiệp sản xuất bao bì còn cung cấp túi PE cho thị trường trong nước, chủ yếu là các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Ảnh minh họa: Quốc Hùng

(TBKTSG Online) – Sản phẩm túi PE từ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ tiếp tục chịu các khoản "thuế phạt" gồm thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) thêm 5 năm nữa, theo kết luận trong kỳ rà soát hoàng hôn được Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) ban hành ngày 5-4.

Bên cạnh túi PE từ Việt Nam, sản phẩm tương tự từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, và Thái Lan cũng chịu các mức thuế phạt thêm 5 năm.

Kết luận của USITC được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) trích lại hôm 7-4 cho rằng việc dỡ bỏ lệnh áp thuế CBPG và chống trợ cấp đối với sản phẩm túi PE nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam sẽ dẫn tới việc tiếp tục/tái diễn thiệt hại đáng kể trong một thời gian nhất định đối với ngành sản xuất trong nước.

Do đó, với kết luận này, Mỹ sẽ tiếp tục áp thuế CBPG và chống trợ cấp đối với sản phẩm túi PE nhập khẩu từ các quốc gia/vùng lãnh thổ trên. Theo đó, sản phẩm túi PE từ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ vẫn chịu mức thuế trợ cấp, với mức thuế áp dụng cho hai bị đơn bắt buộc – công ty Advance Polybag Co., Ltd. và công ty Fotai Vietnam Enterprise Corp. – lần lượt là 52,56% và 5,28%, và mức thuế với các nhà sản xuất/xuất khẩu khác là 5,28%. Ngoài ra, túi PE của Việt Nam cũng bị Mỹ áp thuế CBPG từ 52,30% đến 76,11%.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vào tháng 7-2015 đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hoàng hôn thuế chống trợ cấp với sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế trên. Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, theo pháp luật chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chỉ khi DOC xác định tồn tại việc bán phá giá/trợ cấp đối kháng của hàng hóa nhập khẩu, và USITC kết luận có tồn tại thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước từ hàng nhập khẩu bán phá giá/trợ cấp đối kháng, lệnh áp thuế mới được ban hành.

Trước đó, vào năm 2010, Mỹ chính thức ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với túi nhựa PE của Việt Nam. Khi đó, đây là vụ việc điều tra kép (cả chống bán phá giá và chống trợ cấp) đầu tiên của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Theo quy định của WTO, việc rà soát hoàng hôn sẽ được tiến hành sau 5 năm áp các thuế trên để xem xét liệu có cần thiết tiếp tục áp dụng các biện pháp này hay không.

Được biết, theo một số doanh nghiệp trong ngành, doanh nghiệp tại Việt Nam gần như không thể xuất khẩu mặt hàng túi PE sang Mỹ vì bị áp thuế quá cao. Hiện Việt Nam xuất khẩu túi PE chủ yếu sang các thị trường như châu Âu, Nhật Bản.

Xem thêm:

Thị trường xuất khẩu nhựa sẽ thay đổi

Bao bì nhựa có thể mất thị trường Mỹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới