Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tường thuật trực tiếp Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng năm 2019: “Để ngân hàng Việt vươn xa”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tường thuật trực tiếp Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng năm 2019: “Để ngân hàng Việt vươn xa”

Nhóm phóng viên

(TBKTSG Online) – Bàn bạc những chiến lược, giải pháp, và chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, tăng cường vị thế ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như góp phần nâng hạng tín nhiệm quốc gia là nội dung chính của diễn đàn toàn cảnh ngân hàng 2019 do Thời báo Kinh tế Sài Gòn đồng hành cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức tại Hà Nội ngày 8-5-2019. Sự kiện được tường thuật trực tiếp trên Thời báo Kinh tế sài Gòn Online.

Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận vào ba mảng chính của thị trường tài chính, ngân hàng đó là bức tranh tổng quan về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2018 và những nét chính trong 2019, củng cố nội lực hệ thống ngân hàng, và tương lai phát triển của hệ thống ngân hàng với những xu hướng lớn như tín dụng xanh, ngân hàng số…

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định NHNN sẽ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Tường thuật trực tiếp Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng năm 2019:
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, phát biểu khai mạc diễn đàn.

Với tham vọng ngân hàng Việt có thể lớn mạnh hơn về quy mô vốn, về công nghệ, đội ngũ nhân lực… xứng tầm cùng các ngân hàng trong khu vực Châu Á, tiếp nối thành công của Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2018, Thời báo Kinh tế Sài Gòn tiếp tục tổ chức “Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng 2019”, với chủ đề “Để ngân hàng Việt vươn xa”.

Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại bức tranh ngành Ngân hàng năm 2018 với những điểm sáng trong điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng, diễn biến tích cực trong tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, những khởi sắc trong hoạt động thanh toán đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đối với hoạt động ngân hàng trong năm 2019, từ đó đề ra các chiến lược và chương trình hành động của ngành Ngân hàng trong năm 2019 và những năm tiếp theo với tham vọng ngân hàng Việt có thể vươn xa sánh vai cùng các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Năm 2018, trong môi trường quốc tế đầy biến động, Chính phủ đã hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Để có được những kết quả này, trước hết là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng của cả nền kinh tế.

Năm 2018 tiếp tục là một năm thành công của ngành Ngân hàng, với các thành tựu được Đảng, Nhà nước, các thành phần trong nền kinh tế, cũng như các tổ chức và các nhà đầu tư quốc tế ghi nhận. Việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) đã góp phần tích cực đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2018, tạo nền tảng quan trọng hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở bám sát chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, NHNN đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế:

Về lạm phát: NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ CSTT để kiểm soát lạm phát cơ bản ổn định ở mức thấp (bình quân năm 2016: 1,83%; 2017: 1,41%; 2018: 1,48%), tạo dư địa cho việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo đúng mục tiêu, năm 2018 ở mức 3,54%. NHNN thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành về điều hành CSTT, giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm phát, làm cơ sở để điều hành giá các mặt hàng Nhà nước quản lý phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát chung.

Về lãi suất: Trong bối cảnh lãi suất trên thế giới tăng ở cả nhóm các nước phát triển như Mỹ (4 lần) và nhóm các nước mới nổi (Argentina tăng 6 lần, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 3 lần, Ấn Độ tăng 2 lần, Philippines tăng 4 lần, Indonesia tăng 6 lần) thì lãi suất trong nước được NHNN điều hành khá ổn định, thậm chí giảm lãi suất điều hành ngay từ đầu năm (giảm từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm), nhằm hỗ trợ thanh khoản và góp phần giảm chi phí vốn cho TCTD; mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng được duy trì ở mức phù hợp, lãi suất cho vay khá ổn định phổ biến trong khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung-dài hạn khoảng 9-11%/năm.

Về tỷ giá: Trong bối cảnh hầu hết các đồng tiền của các thị trường mới nổi đều mất giá mạnh so với đồng đô la Mỹ (USD), một số nước bị giảm dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định tỷ giá, thì tỷ giá trong nước diễn biến khá ổn định: tỷ giá thị trường tăng khoảng 2,2-2,3%, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư (FDI thực hiện tăng 9,1%) và hỗ trợ xuất khẩu (xuất siêu năm 2018 đạt 6,8 tỉ USD); thị trường ngoại tệ ổn định, niềm tin vào đồng Việt Nam được củng cố; hệ thống các TCTD mua ròng ngoại tệ từ khách hàng; NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối; thị trường vàng trong nước diễn biến ổn định.

Trong điều hành tín dụng: Tốc độ tăng tín dụng được kiểm soát ở mức hợp lý. NHNN chú trọng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đến cuối năm 2018, tín dụng tăng 13,89% so với cuối năm trước (năm 2017 tăng 18,28%); trong đó, tín dụng tiền đồng (VNĐ) tăng 15,49% (năm 2017 tăng 18,34%); tín dụng ngoại tệ giảm 5,06% (năm 2017 tăng 17,66%) phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ. Tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên tăng khá. Ngoài ra, NHNN liên tục triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận vốn tín dụng, tổ chức trên 370 buổi gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực.

Bước sang năm 2019, NHNN sẽ điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng và đồng bộ các công cụ CSTT nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng theo định hướng đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết thanh khoản của các TCTD ở mức hợp lý để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu CSTT. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ CSTT khác, phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tái cấp vốn cho TCTD đề hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT; kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT, biện pháp can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ.

Thứ hai, điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó, ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán,…; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và có lộ trình phù hợp giảm dần cho vay bằng ngoại tệ.

Ngoài ra, trong công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu: NHNN xác định mục tiêu: Tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Đồng thời, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Việc xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD; phát huy vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững…

Trong hoạt động thanh toán, NHNN tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển TTKDTM, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của người dân; Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016, và triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018; Đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS); áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc; Triển khai các mô hình thanh toán tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc xây dựng và triển khai Chiến lược Quốc gia về Tài chính Toàn diện tại Việt Nam; Thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ…

Diễn đàn sẽ mang lại những thông tin bổ ích, những phân tích có chiều sâu về điều hành CSTT và quá trình tái cơ cấu ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu, về đầu tư công nghệ ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; những gợi ý về chính sách và giải pháp cho lãnh đạo, nhà đầu tư, cho cổ đông các ngân hàng thương mại và cho khối doanh nghiệp.

 

"Bức tranh tổng quan về điều hành chính sách tiền tệ"

 

Phiên thảo luận đầu tiên Bức tranh tổng quan về điều hành chính sách tiền tệ mở đầu với bài trình bày của ông Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, về vấn đề đánh giá hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong 2018, và định hướng những tháng cuối 2019, những tác động chiến tranh thương mại đến thị trường tiền tệ các nước và Việt Nam.

Chuyên gia Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương

Theo ông Thành, điểm sáng của ngành ngân hàng trong năm 2018: ổn định vĩ mô lạm phát tăng trưởng; thứ hai lãi suất tỉ giá ổn định trong bối cảnh cuối 2017 đầu năm 2018, tỉ giá chịu áp lực lớn từ tình hình quốc tế lẫn một phần trong nước.

Điểm sáng nhất của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ thông minh, bơm hút tiền rất đúng, chuẩn; phối hợp với Bộ Tài chính phát hành trái phiếu chính phủ nhuần nhuyễn hơn.

Điểm đặc biệt 2018 là NHNN đã khéo léo trong việc đáp ứng thanh khoản và ổn định lãi suất liên ngân hàng để bảo vệ tỉ giá nhưng không gây biến động tới lãi suất trên thị trường.
Từ năm 2012 tới nay, NHNN có 3 nhiệm vụ cơ bản: chính sách tiền tệ ổn định thúc đẩy tăng trưởng; xử lý nợ xấu; tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo thông lệ tốt nhất như Basel 2. Nhưng khó khăn nhất là lành mạnh hoá ngân hàng và đáp ứng thông lệ tốt nhất.

Thực tế, có thời điểm áp lực lớn, tháng 5-2018, khi cuộc chiến thương mại nổ ra, tỷ giá các nước mất giá, lãi suất các nước trong khu vực tăng. Nhưng cũng có may mắn, Fed không tăng lãi suất như chúng ta nghĩ; tăng trưởng thương mại kinh tế toàn cầu vẫn tốt; Trung Quốc không chơi trò chơi tỷ giá để ứng xử với cuộc chiến Mỹ Trung, điều này được IMF thừa nhận.

Trước mắt NHNN vẫn còn thách thức, vẫn có những tình huống xấu nhất trong vài năm tới.
Cầu tín dụng giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn tốt hơn. NHNN đã định hướng trò chơi thị trường vào những lĩnh vực ưu tiên, có giá trị gia tăng tốt hơn, do đó giảm cầu tín dụng nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn phải nghiên cứu kỹ hơn. Tín dụng trong nhiều năm tăng trưởng rất mạnh, trừ năm ngoái.

FDI dựa không nhiều vào tín dụng trong nước, mà nền kinh tế Việt Nam bị dẫn dắt bởi FDI đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu, chế biến chế tạo. Vậy FDI dựa vào vào hệ thống tín dụng tới đâu?

Vẫn 3 nhiệm vụ của NHNN như trên vẫn là thách thức lớn của NHNN trong thời gian tới, đây là điều không thể né tránh.

Nhưng đã đến lúc phải thực sự nhìn nhận một số vấn đề trong đó có lãi suất khó giảm thêm. Có nhiều câu chuyện từ bên ngoài, phụ thuộc điều hành của Fed. Nhưng 3 điều chúng ta đang làm, nếu cứ loay hoay sẽ dẫn tới 2 chuyện là lãi suất rất khó giảm; hơn nữa hiệu quả hệ thống tài chính nhìn về trung và dài hạn bị ảnh hưởng. Chính sách tiền tệ, mục tiêu trung gian quá nhiều.

Cung tiền M2, tín dụng vừa quản theo khối lượng lại vừa mục tiêu lãi suất và lãi suất. Tỉ giá trong chừng mực nhất định, dù linh hoạt hơn rất nhiều vẫn là công cụ chính sách. Chúng ta đang phải chuẩn bị cho một tương lai trung hạn không quá dài. Việt Nam phải chuyển sang bằng được chuyển sang điều hành lạm phát mục tiêu, khi đó, sự phát triển hệ thống tài chính là quản theo giá, đó là lãi suất. Đây là thách thức cực lớn với NHNN.

Chúng ta có vẻ còn hơi chậm đối với Fintech và kinh tế số. Không chỉ đơn thuần Fintech là sáng tạo khởi nghiệp. Có hai điều rất quan trọng là câu chuyện cạnh tranh phát triển hệ thống ngân hàng. Việt Nam đang rất muốn làm là câu chuyện thanh toán không dùng tiền mặt nhưng vẫn chưa có nhiều khởi sắc, trong khi Ấn Độ thực hiện vấn đề này rất nhanh, hệ thống thanh toán cực kỳ phát triển. Điều này cũng là công cụ chống tín dụng đen, đảm bảo cam kết của Việt Nam với APEC, là tài chính toàn diện, người dân có quyền tiếp cận dịch vụ tài chính với giá phải chăng nhất.

Cuối cùng là truyền thông khủng hoảng và xử lý tranh chấp, vấn đề sẽ ngày càng bùng phát, chưa kể tranh chấp gắn với hệ thống NH trong và ngoài nước. Do đó ngành NH cần phải học cách ứng xử và truyền thông với tranh chấp. NHNN phải sưu tầm án lệ trên thế giới để nghiên cứu.

Tỷ giá nói rằng sẽ gặp nhiều áp lực từ cuộc chiến Mỹ-Trung, lạm phát, cán cân thương mại, tuy nhiên cũng cần nhìn vào những điểm tích cực như dòng vốn chuyển dịch vào VN do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại, tôi đi nước ngoài thực sự các nhà đầu tư rất quan tâm đến Việt Nam.

Phiên thảo luận 1
Phiên thảo luận 1 về đóng góp của điều hành chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian vừa qua và những điều cần lưu ý với sự tham gia của ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN; tiến sỹ Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực và ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC.

Ông nhận xét thế nào về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam?

– Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC: Độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn. Bất kì diễn biến nào của nền kinh tế thế giới cũng tác động đến Việt Nam. Hiện sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam đã tốt hơn trước. Tuy nhiên nếu có chiến tranh thương mại thế giới xảy ra thì dư địa của chúng ta không được tốt, cần có sự chuẩn bị.

Tại sao những năm gần đây các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới đều có đánh giá tích cực cũng như nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam và hệ thống ngân hàng?

-Ông Cấn Văn Lực: Bức tranh vĩ mô từ năm ngoái tới nay các tổ chức quốc tế đều nâng hạng Việt Nam và họ có 5 tiêu chí để xem xét: tăng trưởng kinh tế; tăng thu nhập bình quân đầu người; thể chế; hệ thống tài chính NH; một số yếu tố khác như chính trị, độ mở kinh tế, sức chống chọi với cú sốc bên ngoài.

Chúng ta đạt được 4 điểm tốt và S&P đã nâng hạng: Kinh tế năm ngoái và nay tăng trưởng tốt, dự kiến khoảng 6,7% trong năm nay; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 6%, cao hơn so với những nước đang xếp hạng tương tự chúng ta. Về tài khoá và tiền tệ đã có tiến triển, nợ công, nợ nước ngoài trong tầm kiểm soát.

Về hệ thống NH, đểm sáng là chính sách tỉ giá tương đối ổn định trong 3 năm qua và năm nay, dự trữ ngoại hối tăng tích cực trong thời gian qua, nâng cao uy tín của đồng nội tệ. Ngoài ra, cán cân vãng lai tốt, thu hút FDI liên tục.

Tuy nhiên, thể chế có nhiều cải tiến nhưng còn nhiều rào cản, đặc biệt là thuế, hải quan và thủ tục phá sản.

Hệ thống tài khoá nợ nước ngoài kiểm soát nhưng vẫn còn cao so với quy mô nền kinh tế và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với hệ thống ngân hàng, nợ xấu của chúng ta tích cực, nhưng vẫn còn cao, dù có nghị quyết 42 nhưng vẫn còn vướng mắc. Hơn nữa, an toàn vốn cũng là vấn đề. Vốn của chúng ta tăng trưởng không tương ứng với nền kinh tế, do đó, cần quan tâm tăng vốn cho NH thương mại.

Nếu giải quyết điểm nghẽn đó có thể nâng hạng nền kinh tế và hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế quốc tế diễn biến khá phức tạp, xin ông cho biết từ đầu năm đến nay NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ như thế nào để thực hiện được các mục tiêu tiền tệ cũng như các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ?

-Ông Nguyễn Tú Anh: Trong những năm qua để đạt được ổn định của thị trường và kinh tế vĩ mô đòi hỏi sự chủ động của NHNN. Chúng tôi có nhiều kịch bản khác nhau. Khi bước vào 2019 việc để ổn định thị trường cần ổn định kì vọng – muốn ổn định được kì vọng cần thuyết phục thị trường.

Đầu năm 2019 hàng loạt thách thức đặt ra như kinh tế thế giới giảm tốc, căng thẳng thương mại Mỹ Trung… làm cho dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là những nền kinh tế vĩ mô không ổn định. Tuy nhiên trong bối cảnh đó thì Việt Nam vẫn có dòng vốn chảy vào do có kinh tế vĩ mô ổn định, có sự đánh giá rất tốt với thị trường.

Sở dĩ có điều đó do NHNN chủ động trong điều hành, trong điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm để mở rộng biên độ cho thị trường biến động. Năm 2018 khi thị trường biến động mạnh, NHNN phải làm đồng thời là bám sát thị trường và điều chỉnh các công cụ, sẵn sàng điều chỉnh với các cú sốc… NHNN nhìn thấy quy mô và sẵn sàng điều chỉnh bằng các công cụ, trấn an tâm lý của thị trường. NHNN chủ động và đủ năng lực ứng phó.

Về cơ bản, lãi suất, tỷ giá trong thời gian qua được duy trì tương đối ổn định. Ông đánh giá thế nào về các giải pháp chính sách của NHNN?

– Ông Võ Trí Thành: “NHNN đang thông minh lên"

NHNN đang thông minh lên và thông minh nhất. Ba điều NHNN cần làm là tăng sự chủ động; ổn định kỳ vọng; kết hợp với sự khéo léo trong sử dụng các công cụ tiền tệ trơn tru, linh hoạt, khéo léo để ứng xử.

Về tỷ giá, năm nay áp lực tỉ giá vẫn lớn, có vẻ có xu hướng tăng khi cuộc chiến tiền tệ chưa tới hồi kết, địa chính trị như Venezuala, Iran, Trump – Kim… Kinh tế thế giới có thể giảm tốc nhưng giá dầu vẫn tăng, đây là nghịch lý.

Bên cạnh đó, có những yếu tố tích cực như dự trữ ngoại tệ tăng; cán cân thanh toán quốc tế dương do dòng vốn vào VN khá tích cực. Nhìn tổng thể, lạm phát khoảng 4%; cách ứng xử của NHNN linh hoạt trong sử dụng công cụ và cách điều hành tỉ giá trung tâm và những yếu tố tích cực. Tôi tin rằng: tỉ giá năm nay chỉ biến động, có thể có một số thời điểm khác nhưng chỉ khoảng 2%. Năm ngoái tôi đã đúng, mọi người nói 3%-5% nhưng tôi nói chỉ 2% và tôi đã đúng.

Là một NH quốc tế, hẳn ông có cái nhìn bao quát về thị trường ngân hàng của các nước trong khu vực. Theo ông hệ thống ngân hàng Việt Nam có vị thế như thế nào tại châu Á và ASEAN? Và để phát triển hơn nữa trong tương lai, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cần phải làm gì?

-Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC: "Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài"

Chúng tôi đi nhiều quốc gia kêu gọi đầu tư FDI tại VN. Các NĐT nước ngoài đều nhận định VN là điểm sáng đầu tư FDI, nhờ thành quả điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó có tỉ giá. Cách thức điều hành của NHNN đã thông minh h

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới