Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tường thuật trực tuyến Diễn đàn du lịch Huế và liên kết kích cầu du lịch 3 tỉnh miền Trung

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tường thuật trực tuyến Diễn đàn du lịch Huế và liên kết kích cầu du lịch 3 tỉnh miền Trung

Nhóm phóng viên

Tường thuật trực tuyến Diễn đàn du lịch Huế và liên kết kích cầu du lịch 3 tỉnh miền Trung(TBKTSG Online) – Để thúc đẩy, thôi thúc mạnh mẽ hơn khách trong nước đi du lịch nội địa, bên cạnh việc công bố điểm đến an toàn, ngành du lịch cần xây dựng các chính sách, chương trình khuyến mãi, giảm giá, giới thiệu các sản phẩm mới, chất lượng, hấp dẫn là cần thiết trong tình hình hiện nay.

Chính vì lẽ đó, việc công bố các chính sách, giải pháp kích cầu du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế và chương trình hành động liên kết du lịch 3 địa phương Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam phù hợp để khôi phục thị trường 20 triệu khách này là cần thiết.

Báo cáo đánh giá tác động Covid-19 lên du lịch Thừa Thiên Huế.

Diễn đàn du lịch Huế 2020 với chủ đề "Kế nối lữ hành – Huế: Điểm đến an toàn và thân thiện diễn ra sáng nay 31-5, thu hút 350 đại biểu và được tường thuật trực tuyến trên www.thesaigontimes.vn. Ảnh: Thủy Triều

Chính vì lẽ đó, việc công bố các chính sách, giải pháp kích cầu du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế và chương trình hành động liên kết du lịch 3 địa phương Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam phù hợp để khôi phục thị trường 20 triệu khách này là cần thiết.

Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm trong Diễn đàn du lịch Huế được tổ chức sáng nay 31-5-2020 tại thành phố Huế, nhằm đạt mục tiêu quảng bá, giới thiệu các chương trình này đến khách du lịch, các đơn vị kinh doanh lữ hành trong và ngoài tỉnh.

Sự kiện do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Du lịch tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp tổ chức. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online và Sài Gòn Tiếp Thị Online, hai ấn phẩm điện tử của Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, hân hạnh là nhà tài trợ truyền thông của sự kiện.

Mời bạn đọc theo dõi livestream trên fanpage https://www.facebook.com/sgtiepthi.vn/ hoặc https://www.facebook.com/kinhtesaigon.vn

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế:

"Xây dựng chuỗi giá trị và kết nối để thu hút du khách"

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế – nơi “đô hội lớn của một phương”, từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung – Nguyễn Huệ và triều Nguyễn; là miền đất địa linh nhân kiệt, văn hiến, có bề dày về văn hóa, có chiều sâu về lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc của một kinh đô với những giá trị di sản vật thể và phi vật thể vô giá với 7 di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO công nhận.

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế còn là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh của đa dạng vùng miền, được thiên nhiên ban tặng những di sản thiên nhiên kỳ vĩ như sông Hương, núi Ngự; Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có tổng diện tích trên 22 nghìn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á; Vườn quốc gia Bạch Mã; Vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới…

Thiệt hại về doanh thu từ du lịch 6 tháng đầu năm khoảng 2.250 tỉ đồng, lượng khách giảm 55% so với cùng kỳ.

Có thể khẳng định, Thừa Thiên Huế đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng theo các lợi thế phù hợp với thế mạnh và bản sắc riêng của mình. Hình hài của một đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh” đang được hình thành và phát triển với hạt nhân là Thành phố Huế- thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival, thành phố Văn hóa ASEAN; thành phố xanh, sạch, sáng… Thừa Thiên Huế đang trở thành một Trung tâm kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và cả nước, trong đó nền kinh tế được phát triển theo hướng xanh và bền vững; trong đó du lịch đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. Công tác bảo vệ môi trường cảnh quan được chú trọng với hàng loạt chương trình điểm nhấn ấn tượng, dần đi vào ý thức của người dân như: “Ngày Chủ nhật Xanh”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh – Sạch – Sáng”… Định hướng phát triển đó là hoàn toàn phù hợp, khả thi với những lợi thế khác biệt của Thừa Thiên Huế. Tại Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 Bộ Chính trị đã xác định là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước.

Bước sang năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt kinh tế – xã hội; các hoạt động về du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng; tất cả kế hoạch quảng bá, xây dựng sản phẩm mới đều bị ngưng trệ; một số đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản; hàng ngàn lao động trong ngành du lịch bị cắt giảm, thôi việc, không có thu nhập… Thiệt hại về doanh thu từ du lịch 6 tháng đầu năm khoảng 2.250 tỉ đồng, lượng khách giảm 55% so với cùng kỳ.

Những khó khăn dự báo còn kéo dài đã đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam, cũng như miền Trung và Thừa Thiên Huế những thách thức không nhỏ, yêu cầu phải có sự vào cuộc, đồng hành và hành động quyết liệt của mọi tổ chức, cá nhân để kịp thời chuyển đổi, đột phá, thu hút du khách quay trở lại và nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch cho điểm đến Thừa Thiên Huế.

Nhận thức được vấn đề này, Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án kích cầu du lịch năm 2020 – 2021; xác định thị trường trọng tâm; nghiên cứu và ban hành nhiều giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch; xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới; đồng thời tập trung quảng bá thông qua các trang mạng xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí…
Chúng tôi cũng xác định rằng, để thực hiện thành công việc kích cầu phục hồi và phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế trở lại, các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự tham gia xây dựng, kết nối sản phẩm du lịch, đặc biệt giới thiệu, quảng bá, đưa khách đến Huế đối với các doanh nghiệp lữ hành là to lớn và cần thiết đối với chúng tôi.


Với các mục đích đó, hôm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Điễn đàn du lịch Huế 2020 với chủ đề “Kết nối lữ hành: Huế – Điểm đến an toàn và thân thiện” với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các đối tác liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí và đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh để trao đổi, thảo luận, tiếp nhận các đề xuất, hiến kế… góp phần phục hồi và phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian ngắn nhất.

Tổ chức diễn đàn này, chúng tôi hướng đến các mục tiêu sau:
1. Đánh giá khả năng hồi phục của ngành du lịch Thừa Thiên Huế; xác định các đối tượng/ thị trường khách trong bối cảnh hiện nay và hậu dịch COVID-19.
2. Công bố chương trình kích cầu du lịch của tỉnh từ đây đến hết năm 2020. Công bố các chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội lớn của tỉnh trong năm 2020.
3. Cùng với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đưa ra thông điệp chung và triển khai chương trình kích cầu liên kết 3 địa phương, một điểm đến.
4. Truyền thông quảng bá rộng rãi về điểm đến địa phương và chương trình kích cầu du lịch trên các kênh truyền thông và các báo chí của Trung ương và địa phương.
5. Kết nối các doanh nghiệp lữ hành lớn trong cả nước với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lữ hành, điểm đến, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Tạo môi trường để các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh tìm hiểu các dịch vụ, sản phẩm của các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế; đồng thời cùng nhau liên kết, hưởng ứng triển khai chương trình kích cầu của tỉnh Thừa Thiên Huế; chương trình liên kết “03 địa phương – một điểm đến” trong thời gian tới.

Việc vượt qua khó khăn và phát triển đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nước nói chung trong tình hình hiện nay đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; sự nỗ lực, hợp tác và mạnh mẽ vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp. Hy vọng rằng, sự đồng hành giữa chính quyền và doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ đưa du lịch Thừa Thiên Huế trở lại bình thường và tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.

Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch:

Ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch

Chính phủ vừa qua kêu gọi sự đồng lòng toàn dân để kiểm soát dịch bệnh. Bộ phát động chương trình Người Việt Nam du lịch Việt Nam và đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các tỉnh thành, trong đó có Thừa Thiên Huế.

Năm 2019 tổng lượng khách du lịch 4,8 triệu lượt khách du lịch đã đến Huế trong đó có hơn 2 triệu lượt khách nước ngoài. Các hoạt động đã và đang được triển khai trong diễn đàn sẽ là tiền đề để phát triển du lịch Huế và miền Trung trong thời gian tới.

Tôi tin rằng các hoạt động kích cầu của Huế sẽ được hưởng ứng mạnh mẽ và giúp khôi phục du lịch của tỉnh nhà cũng như các tỉnh miền Trung trong thời gian tới.

8h55:

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục Trưởng Tổng Cục Du lịch

Chương trình người Việt Nam đi du lịch Việt Nam quy tụ tất cả các đơn vị từ lữ hành đến lưu trú, giao thông vận tải. Việc các địa phương mở lại kích cầu trong an toàn với các gói kích cầu là rất đáng hoan nghênh.

Đối với thị trường du lịch nội địa, các đơn vị nên đưa ra các gói kích cầu giảm sốc thu hút khách nội địa đi du lịch.

Đối với thị trường quốc tế, chúng ta chú trọng khách thị trường gân trước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á và tập trung du lịch MICE, du lịch sang. Các công ty cần đưa ra các gói sản phẩm du lịch mới, phù hợp với xu thế “bình thường mới”.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế:

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

Sở đã khảo sát 4.000 đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, vận tải… và có đặc điểm: tháng 2-3 thời gian diễn ra dịch vẫn có 10.000 khách quốc tế lưu trú và hiện vẫn còn 5.000 khách đang ở đây. Kết quả 5 tháng đầu năm, khách du lịch đến Huế giảm 52%, lượt khách lưu trú giảm 51%, và doanh thu từ du lịch giảm 54%.

Trong thời gian nghỉ dịch, theo khảo sát của Sở Du lịch Huế, 32% lưu trú đang nâng cấp và hơn 30% lữ hành đã gặp gở để có những hoạt động liên kết với nhau. Đây là một xu hướng rất khả quan.

Với việc kích cầu nội địa theo tôi sẽ rất khó khăn thời gian tới vì các tỉnh sẽ cạnh tranh rất gay gắt và chai miếng bánh nội địa. Do vậy, Huế có những định hướng riêng để kích cầu du lịch tỉnh nhà như chúng tôi cho ra đời nhiều sản phẩm du lịch mới đã xuất hiện ở Thừa Thiên Huế như sinh thái, cộng đồng; xác định du lịch MICE sẽ là mũi nhọn của Huế.

Tập trung vào các sản phẩm gắn thương hiệu Huế. Sở Du lịch đang chủ trì xây dựng Huế trở thành kinh đô ẩm thực. Loại hình du lịch ẩm thực: cung đình, dân gian và chay thời gian tới.

Truyền thông tập trung vào e-marketing, tạo những video clip đẹp từ blogger, famtrip, cổng visithue sẽ quảng bá tất cả các đơn vị lưu trú và lữ hành.

9h08:

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam:

Du lịch thiệt hại nặng nhưng sẽ phục hồi nhanh

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Du lịch là ngành rất nhạy cảm trong các cuộc khủng hoảng nhưng du lịch cũng sẽ là ngành hồi phục nhanh nhất.

Những người du lịch đang chủ động để phục hồi. Những chương trình kích cầu trong cả nước chứng minh điều đó. Hợp tác 3 địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam là một hình mẫu trong cả nước.

Trong diễn đàn ngày hôm nay, việc công bố kích cầu là một ví dụ tốt sẽ thúc đẩy du lịch.

Trong giai đoạn trước mắt, du lịch nội địa đang được thúc đẩy. Chúng ta phải khuyến khích các đoàn khách đông từ hàng trăm đến hàng nghìn người, tạo hiệu ứng lớn.

Để giảm chi phí thấp cho các tour nội địa, các bên phải vào cuộc. Các điểm đến phải hạ giá, miễn phí. Nhưng giảm giá không có nghĩ hạ chất lượng, dịch vụ vẫn phải đảm bảo. Thu hút du khách chi tiêu cao, với chất lượng cao.

Những sản phẩm mới và dịch vụ mới cũng phải được xét đến. Ví dụ: Huế trở thành "kinh đô" ẩm thực.

Tôi đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc với các hãng hàng không để đưa khách đến nhiều hơn. Vietravel Airlines cũng đã chọn Huế làm văn phòng chính. Đây là tín hiệu đáng mừng.

Tất cả những điều trên phải được làm một cách đồng bộ, để kích cầu hiệu quả, tạo ra vị thế  cho du lịch miền Trung.

Ông Trần Đoàn Thế Duy, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Vietravel:

Hướng phát triển du lịch nội địa của Vietravel đến Thừa Thiên Huế và miền Trung

Vietravel đã có kinh nghiệm đồng hành cùng địa phương triển khai nhiều dự án thiết thực nhằm thúc đẩy du lịch địa phương. Sau đại dịch Covid-19, dưới góc nhìn của một doanh nghiệp du lịch, Viettravel muốn đóng góp một số ý kiến nhằm khôi phục và phát triển ngành du lịch.

Thứ nhất, cần làm mới ngay sản phẩm du lịch Huế. Huế có vị trí và cơ sở vật chất lẫn tinh thần, thiên nhiên tạo ra những đặc trưng riêng cho sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh duy tu bảo dưỡng các sản phẩm đang có, cần có những sản phẩm liên kết với các tỉnh bạn vì du khách sau khi đến Huế 1 lần không muốn quay lại. Vì vậy, cần có những sản phẩm liên kết đa dạng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc duy tu, bảo dưỡng các công trình du lịch sẵn có, Huế cần phải đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch Huế.

Huế cần khai thác thế mạnh biển, hệ thống đầm phá để thêm những điểm mới, bổ sung vào tour du lịch Huế. Tỉnh nên kêu gọi đầu tư các loại hình du lịch giải trí, trung tâm thương mại có tính tập trung, tránh tình trạng manh mún, chặt chém du khách. Ngoài ra, cần xây dựng thêm khu phố văn hóa ẩm thực để du khách có thể thưởng thức món ăn truyền thống Huế.

Thứ hai, hợp tác và liên kết liên ngành, liên vùng là xu hướng để thúc đẩy du lịch phát triển. Vấn đề này chưa được phát huy tại Huế làm cho nền du lịch địa phương nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung chưa phát huy được nét riêng. Huế cần liên kết với du lịch địa phương khác như Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam…

Cuối cùng, công tác truyền thông nên tập trung truyền tải thông điệp Huế là thành phố an toàn nhằm xóa bỏ tâm lý e ngại khi đi du lịch của du khách. Nêu ra thông điệp rằng đây là thời điểm vàng để du lịch đến Huế bởi sự an toàn, giá cả và dịch vụ tốt nhất.

9h28

Ông Đặng Mạnh Phước, Giám đốc Công ty tư vấn Outbox Consulting: Chân dung khách du lịch Việt Nam giai đoạn hậu dịch Covid-19 và dự báo các xu hướng du lịch mới trong năm nay

Sự tăng trưởng khách Millenials (khách hạng sang) có xu hướng đi du lịch 1-2 lần trong một năm. Những nhóm khách trẻ này, từ 18 đến 35 tuổi, sẽ là cơ sở để chúng ta thu hút, vực dậy ngành du lịch. Sau đây là một vài con số và thông tin do chúng tôi thu thập được:

– Du khách Việt Nam ngày càng có xu hướng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn. Khoảng 63% khách du lịch Việt Nam thích đi theo tour.

– Khách du lịch Việt Nam vẫn có ý định đi du lịch trong năm 2020 (44%) và 25% vẫn còn cân nhắc. Các công ty du lịch có thể tận tận dụng trước mắt đối tượng này.
– Sau Covid-19, tôi phát hiện ra an toàn sẽ là tiêu chí mới khi khách du lịch Việt Nam đi du lịch.
– Hiện nay có 57%  người du lịch Việt thích du lích đến các thành phố. Du khách Việt Nam vẫn giữa thói quen du lịch ngắn ngày như trước đây (46%).
– Du lịch tự túc trở thành xu hướng lựa chọn mới của du khách Việt Nam trong thời gian sắp tới, với 48% tự túc với gia đình và 25% đi với bạn bè.

Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế: "Điểm đến an toàn và mến khách"

 

Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở ý kiến của UBND thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi tiếp thu ý kiến của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch, thay mặt lãnh đạo của ba địa phương, tôi xin tuyên bố thông qua Nội dung của Biên bản ký kết và công bố thông điệp chung về liên kết ba địa phương như sau:

Nhằm tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa ba tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung, phát huy thế mạnh du lịch của từng địa phương, tạo đà khôi phục hoạt động ngành du lịch của khu vực sau dịch Covid-19, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam cùng thống nhất hợp tác thực hiện nội dung kích cầu và phát triển du lịch chung như sau:

1. Lãnh đạo ba địa phương tạo các cơ chế chính sách thuận lợi nhất để triển khai hiệu quả chương trình kích cầu du lịch với thông điệp “Điểm đến Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam an toàn và mến khách”.

2. Cùng cam kết là Điểm đến du lịch an toàn và mến khách đáp ứng các tiêu chí về an toàn phục vụ khách du lịch; có chính sách ưu đãi khuyến mãi tốt cho du khách và doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến 3 địa phương.

3. Cùng thống nhất kế hoạch hành động tại các thị trường nguồn khách trong và ngoài nước.

4. Cùng xây dựng và kết nối các sản phẩm có giá trị riêng và chung của mỗi địa phương để tạo thành chuỗi dịch vụ trong bộ sản phẩm 3 địa phương một điểm đến.

5. Cùng thống nhất nội dung truyền thông, quảng bá du lịch chung cho cả ba địa phương trên các kênh thông tin, truyền thông của Trung ương và các địa phương.

Trên cơ sở biên bản hợp tác được ký kết hôm nay, các chương trình hợp tác cụ thể sẽ được Ba bên bàn bạc, thống nhất thành kế hoạch hành động cụ thể và ký thành phụ lục.

Quá trình triển khai nội dung đã ký kết sẽ thường xuyên duy trì đối thoại giữa lãnh đạo các Bên nhằm tháo gỡ và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Ba địa phương thống nhất thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động, trong đó 3 đồng chí lãnh đạo các địa phương là đồng Chủ tịch, cùng một số thành viên ban ngành liên quan của các địa phương. Giao Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của ba địa phương làm đơn vị đầu mối, tham mưu nội dung kế hoạch hành động và thực hiện triển khai.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế: Giới thiệu chuỗi lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch và các chương trình lớn của Festival Huế  2020

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu chuỗi lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch và các chương trình lớn của Festival Huế  2020.

Từ 1/7 đến 30/9 giảm 50% phí tham quan các điểm tham quan tại Huế.

Từ 1/8 đến cuối năm tiếp tục giảm 35% giá tất cả các điểm tham quan.

Lễ hội điện Hòn CHén từ 26-28/8/2020 thu hút hàng vạn người tham gia hàng năm. Đầu tuần tới sẽ khánh thành chính thức. 28/8 cũng là ngày bắt đầu Festival Huế.

Trong Festival: các hoạt động như:
– Thực hiện các chương trình Kinh đô ẩm thực và kinh đô áo dài.
– Nhạc hội EDM, lễ hội đường phố, hội chợ thương mại, chương trình áo dài nghệ thuật (2/9/2020) cũng là bế mạc Festival, hội thảo áo dài tổ chức ở nhiều địa phương.
– Thể thao: hàng loạt hoạt động tại Huế từ tháng 7 đến tháng 12; ngày 6/9 là giải Marathon quốc tế cùng làm với VNExpress, hiện đã có 3.000 người đăng ký tham gia; giải vô địch bắn cung, đá cầu bãi biển, judo, các giải bóng đá quốc gia sẽ diễn ra tại Huế.

Phần kích cầu của các nhà cung cấp dịch vụ

10h10

Bà Nguyễn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới